Skip to content
Nguyễn Minh Nhựt
  • GIỚI THIỆU
  • CHUYÊN MỤC
    • CASIO Fx-580 VNX
    • CASIO Fx-880 BTG
    • Toán học THCS
    • Toán học THPT
    • Kỳ thi THPT Quốc gia
    • Tổng hợp
  • SERIES
    • Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X trong Kỳ thi THPT Quốc gia
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X vào chương trình Toán THCS
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X vào chương trình Toán THPT
  • BLOG
  • SHOP
  • LIÊN HỆ
Nguyễn Minh Nhựt
  • Home » 
  • Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Bài này thuộc phần 1 trong 18 phần của series Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Series hướng dẫn sử dụng này sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản về máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Làm nền tảng giúp bạn hiểu được các kiến thức nâng cao, các thủ thuật, …

Hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 880 BTG

1 Thực trạng hiện nay

Hiện nay có khá nhiều bạn không chịu tìm hiểu những kiến thức cơ bản mà đã tìm hiểu những kiến thức nâng cao, chủ yếu là các thủ thuật từ YouTube, Facebook, ...

Việc làm trên là phản khoa học, dễ dẫn đến trình trạng đọc / xem xong không hiểu gì hết, thuộc lòng một cách máy móc

Nản chí, bỏ cuộc và tất nhiên không thể ứng dụng vào trong quá trình học tập, kiểm tra và thi cử

2 Đối tượng hướng đến

Phàm những người sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X đều là đối tượng của series này, tuy nhiên series chủ yếu hướng đến các đối tượng được liệt kê bên dưới

  • Người mới bắt đầu sử dụng
  • Học sinh Trung học
  • Sinh viên chuyên ngành Sư phạm Toán học
  • Sinh viên đang theo học học phần Toán cao cấp

3 Phương pháp trình bày

Về cơ bản có 2 phương pháp để trình bày là ảnh chụp màn hình và quy trình bấm máy

Mình sẽ kết hợp cả hai phương pháp trên để khai thác tối đa ưu điểm của từng phương pháp

Ngoài ra mình cũng hướng dẫn thêm bằng video để đảm bảo tất cả các bạn đều có thể thực hiện được, đây có lẽ là cập nhật lớn nhất trên nhutnguyenminh.com

Ví dụ

Cho hàm số $f(x)=log_3(2x+1)$. Giá trị của $f'(0)$

A. $\dfrac{2}{\ln3}$

B. $0$

C. $2\ln3$

D. $2$

Bước 1 Nhấn lần lượt các phím để nhập hàm số f(x) và tính giá trị của f'(0)

Bước 2 Nhấn lần lượt các phím để gán giá trị vừa tìm được vào biến nhớ A

Bước 3 Nhấn lần lượt các phím để nhập biểu thức A-B

Bước 4 Nhấn lần lượt các phím để kiểm tra phương án A có là đáp án hay không

Vậy phương án A là đáp án

https://youtu.be/FFwR8jaBpmk

4 Danh sách chủ đề

  • Tính năng mới
  • Bắt đầu sử dụng máy tính cầm tay
  • Phương thức tính toán
  • Cài đặt
  • Tính toán cơ bản
  • Bộ nhớ trả lời Ans, bộ nhớ trả lời trước đó PreAns và biến nhớ độc lập M
  • Tính toán nâng cao
  • Tính năng CALC
  • Dò tìm nghiệm của phương trình
  • Số phức
  • Ma trận
  • Véc tơ
  • Thống kê
  • Table
  • Hệ phương trình, phương trình
  • Bất phương trình
  • Kiểm tra tính True / False của đẳng thức, bất đẳng thức

5 Danh sách các bài viết

Mình sẽ lần lượt cập nhật nội dung cho từng bài viết trong thời gian sớm nhất, nếu có bổ sung thêm bài viết mới mình cũng sẽ cập nhật ở đây

5.1 Bắt đầu sử dụng

  • Ý nghĩa của các chỉ báo / biểu tượng trên màn hình

5.2 Cài đặt

  • Đơn vị góc Độ Rađian Građian
  • Ký hiệu kỹ thuật m, μ, n, p, f, k, M, G, T, P, E
  • Cột tần số
  • Nghiệm phức của phương trình
  • Hàm g(x)
  • Dấu phân cách 3 chữ số
  • Ngôn ngữ tiếng Việt
  • Khôi phục cài đặt gốc

5.3 Tính toán cơ bản

  • Rút gọn phân số
  • Chuyển đổi số thập phân hữu hạn sang phân số
  • Chuyển đổi phân số, căn thức sang số thập phân
  • Chuyển đổi hỗn số sang phân số
  • Chuyển đổi phân số sang hỗn số
  • Chuyển đổi số thập phân vô hạn tuần hoàn sang phân số
  • Chuyển đổi phân số sang số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • Phần trăm
  • Độ Phút Giây
  • Đa biểu thức
  • Ký hiệu kỹ thuật m, μ, n, p, f, k, M, G, T, P, E
  • Phân tích một số thành thừa số nguyên tố
  • Phép chia có dư
  • Hiển thị phép tính vừa thực hiện
  • Bộ nhớ trả lời Ans, bộ nhớ trả lời trước đó PreAns và biến nhớ độc lập M
  • Gán giá trị vào các biến nhớ A, B, C, D, E, F, x, y, z

5.4 Tính toán nâng cao

  • Giá trị lượng giác sin, cos, tan
  • Hàm lượng giác ngược arcsin, arccos, arctan
  • Hàm hyperbol sinh, cosh, tanh
  • Chuyển đổi số đo góc từ độ sang rađian
  • Chuyển đổi số đo góc từ rađian sang độ
  • Phép toán logarit, log và ln
  • Tích phân
  • Đạo hàm tại một điểm
  • Tổng của dãy số
  • Tích của dãy số
  • Pol chuyển đổi tọa độ chữ nhật sang tọa độ cực
  • Rec chuyển đổi tọa độ cực sang tọa độ chữ nhật
  • Giai thừa (hoán vị)
  • Giá trị tuyệt đối
  • Số ngẫu nhiên, số nguyên ngẫu nhiên
  • Chỉnh hợp
  • Tổ hợp
  • Làm tròn số
  • Ước chung lớn nhất
  • Bội chung nhỏ nhất
  • Phần nguyên của giá trị, số nguyên lớn nhất không vượt quá giá trị (hàm phần nguyên)
  • Phím CALC
  • Tính giá trị biểu thức, hàm số
  • SOLVE nghiệm của phương trình
  • Tra cứu giá trị của các hằng số khoa học
  • Chuyển đổi đơn vị đo lường

5.5 Số phức

  • Cộng, trừ, nhân, chia số phức
  • Lũy thừa, khai căn bậc hai số phức
  • Acgumen, số phức liên hợp
  • Phần thực, phần ảo, môđun số phức
  • Chuyển đổi số phức từ dạng đại số sang dạng lượng giác
  • Chuyển đổi số phức từ dạng lượng giác sang dạng đại số

5.6 Hệ cơ số

  • Chuyển đổi hệ cơ số

5.7 Ma trận

  • Cộng, nhân hai ma trận ma trận
  • Ma trận nghịch đảo
  • Ma trận bình phương, lập phương
  • Định thức
  • Ma trận đơn vị, chuyển vị

5.8 Véc tơ

  • Cộng hai, ba, bốn véc tơ
  • Độ dài véc tơ
  • Tích vô hướng, tích có hướng của hai véc tơ
  • Góc tạo bởi hai véc tơ
  • Chuẩn hóa véc tơ

5.9 Thống kê

  • Số đặc trưng đo xu thế trung tâm (trung bình cộng, tứ phân vị) và đo độ phân tán (phương sai, độ lệch chuẩn)
  • Phân phối chuẩn tắc
  • Phương trình hồi quy tuyến tính y = ax + b

5.10 Phân phối

  • Phân phối
  • Xác suất nhị thức

5.11 Bảng giá trị

  • Bảng giá trị

5.12 Phương trình và hệ phương trình

  • Hệ hai phương trình
  • Hệ ba phương trình
  • Hệ bốn phương trình
  • Phương trình bậc hai
  • Phương trình bậc ba
  • Phương trình bậc bốn
  • Gán nghiệm vào biến nhớ
  • Cực trị của hàm số bậc hai
  • Cực trị của hàm số bậc ba

5.13 Bất phương trình

  • Bất phương trình bậc hai
  • Bất phương trình bậc ba
  • Bất phương trình bậc bốn

5.14 Đúng Sai

  • Kiểm tra tính Đúng Sai của biểu thức

5.15 Thông báo kỹ thuật

  • Lỗi đối số Argument ERROR
  • Thông báo không giải được Cannot Solve
  • Lỗi kích thước Dimension ERROR
  • Lỗi phép tính Math ERROR
  • Lỗi phạm vi Range ERROR
  • Lỗi nhóm phép tính Stack ERROR
  • Lỗi cú pháp Syntax ERROR
  • Thông báo hết thời gian Time Out
  • Lỗi biến số Variable ERROR

6 Một số sách hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Dưới đây là một số sách hướng dẫn máy tính cầm tay CASIO fx-580VN X của TS Nguyễn Thái Sơn, các bạn có thể tham khảo thêm nếu muốn nâng cao kĩ năng của mình

  • Hướng dẫn sử dụng máy tính khoa học CASIO fx-580VN X trong chương trình phổ thông
  • Giải nhanh bài thi trắc nghiệm môn toán với sự hỗ trợ của máy tính CASIO fx-580 VN X
  • Chinh phục đề thi toán Trung học Phổ thông Quốc gia bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Nếu bạn mới tìm hiểu về CASIO fx 580 VN X thì bạn nên tìm đọc quyển thứ nhất, quyển thứ hai, thứ ba sẽ tìm đọc sau (kiến thức nâng cao)

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích ...
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger

Tính năng mới của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Bài này thuộc phần 2 trong 18 phần của series Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Xin chào tất cả các bạn

Hôm nay, mình sẽ tập trung trình bày các tính năng mới của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Ngoài ra, mình cũng giới thiệu thêm một số thay đổi về hình thức bên ngoài, giúp các bạn rút ngắn thời gian làm quen

1 Thay đổi về hình thức bên ngoài

1.1 Màn hình có độ phân giải cao

Máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X được trang bị màn hình có độ phân giải 192 x 63 cho phép hiển thị đầy đủ các biểu thức

CASIO fx 570 VN PLUS
CASIO fx 580 VN X

Các phương thức tính toán còn được hiển thị dưới dạng các biểu tượng, giúp chúng ta dễ dàng quan sát, nhận biết, thao tác sẽ cũng nhanh hơn

CASIO fx 570 VN PLUS
CASIO fx 580 VN X

1.2 Phím OPTN

Chức năng của phím OPTN không cố định mà thay đổi theo từng phương thức tính toán

Calculate
Số phức
Hệ cơ số

1.3 Phím x

Vì phím x được sử dụng rất nhiều nên hãng CASIO đã thiết kế lại cho phép chúng ta nhấn trực tiếp, không cần thông qua phím ALPHA

1.4 Phím STO

Phím STO cũng được hãng CASIO đã thiết kế lại cho phép chúng ta nhấn trực tiếp

1.5 Phím RECALL

Phím RECALL cho phép hiển thị giá trị hiện hành của tất cả các biến nhớ, phím này đặc biệt hữu ích khi chúng ta gán nhiều giá trị cho nhiều biến nhớ

1.6 Phím z

Vì chúng ta thường xuyên tính toán với các biểu thức ba biến (x, y, z) nên khi hãng CASIO bổ xung thêm phím z đã được rất nhiều người dùng hoan nghênh

Nhấn phím ALPHA rồi nhấn phím

1.7 Phím UNDO

Phím UNDO có chức năng tương tự như tính năng UNDO trong phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word

2 Tính năng mới nổi bật

2.1 Ma trận

Máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X cung cấp cho chúng ta tất cả bốn biến nhớ ma trận và cấp tối đa có thể gán là 4 x 4

Sau khi gán chúng ta có thể cộng, nhân hai ma trận ma trận; tìm ma trận nghịch đảo; tìm ma trận bình phương, lập phương; tính định thức; tìm ma trận đơn vị, chuyển vị; …

Xem thêm Ma trận

2.2 Véc tơ

CASIO fx 580 VN X hỗ trợ chúng ta bốn biến nhớ véc tơ với số chiếu đối đa là ba

Các phép tính với các véc-tơ đều được hỗ trợ như cộng hai, ba, bốn véc tơ; tính độ dài véc tơ; tính tích vô hướng, tích có hướng của hai véc tơ; tính góc tạo bởi hai véc tơ; chuẩn hóa véc tơ; …

Xem thêm Véc tơ

2.3 Hệ bốn phương trình

Giải được hệ bốn phương trình bậc nhất bốn ẩn là một trong những tính năng được đánh giá cao của CASIO fx 580 VN X

Một số bài toán khi tiến hành các phép biển đổi sơ cấp để sẽ dẫn đến hệ bốn phương trình bậc nhất bốn ẩn

Viết phương trình mặt cầu đi qua bốn điểm là một trong những bài toán thường gặp nhất

Xem thêm Giải hệ bốn phương trình bậc nhất bốn ẩn

2.4 Phương trình bậc bốn

Tương tự tính năng giải hệ bốn phương trình bậc nhất bốn ẩn, tính năng giải phương trình bậc bốn một ẩn cũng được đánh giá cao

Tính năng này thường được sử dụng khi giải các phương trình vô tỉ, nhiều phương trình khi bình phương hai vế sẽ dẫn đến phương trình bậc bốn một ẩn

Xem thêm Giải phương trình bậc bốn một ẩn

2.5 Bất phương trình bậc bốn

Kế thừa và phát huy khả năng giải bất phương trình của phiên bản tiền nhiệm CASIO fx 570 VN PLUS, CASIO fx 580 VN X đã giải được bất phương trình bậc bốn một ẩn

Xem thêm Giải bất phương trình bậc bốn một ẩn

2.6 Kiểm tra tính Đúng/ Sai của đẳng thức, bất đẳng thức

Mặc định tính năng Verify chỉ cho phép chúng ta kiểm tra tính Đúng/ Sai của đẳng thức, bất đẳng thức không chứa biến

Tuy nhiên khi kết hợp với tính năng tạo số ngẫu nhiên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra tính Đúng/ Sai của đẳng thức, bất đẳng thức chứa biến

Xem thêm

  • Số ngẫu nhiên, số nguyên ngẫu nhiên
  • Kiểm tra tính Đúng / Sai của đẳng thức, bất đẳng thức

2.7 Phần thực và phần ảo của số phức

Với các số phức có phần thực và phần ảo là các nguyên thì tính năng này hầu như không phát huy tác dụng

Tính năng này chỉ hữu ích trong trường hợp phần thực và phần ảo là các hữu tỉ, số thực

2.8 Cực trị của hàm số bậc ba

Công việc đầu tiên cần làm để tìm cực trị của hàm số bậc ba là giải phương trình bậc ba một ẩn tương ứng

Sau khi tìm được nghiệm nếu chúng ta tiếp tục nhấn phím = thì sẽ tìm được cực trị của hàm số (nếu có)

Xem thêm Tìm cực trị của hàm số bậc ba

3 Tính năng mới

3.1 Ký hiệu kỹ thuật m, μ, n, p, f, k, M, G, T, P, E

Các ký hiệu ký thuật m, μ, n, p, f, k, M, G, T, P, E có thể được sử dụng khi nhập giá trị đầu vào hoặc hiển thị trong kết quả đầu ra. Các ký hiệu này sẽ giúp chúng ta nhập giá trị nhanh hơn, chính xác hơn

Xem thêm

  • Bật / Tắt ký hiệu kỹ thuật
  • Sử dụng ký hiệu kỹ thuật

3.2 Nghiệm phức khi giải phương trình

Cài đặt Equation / Func cho phép chúng ta Bật / Tắt nghiệm nghiệm phức khi giải phương trình

Lời khuyên của mình là Off / Tắt nếu bạn là học sinh Trung học cơ sở

Vì sao lại như vậy

  • Học sinh Trung học cơ sở chưa biết đến số phức
  • Nhiều trường hợp học sinh không cẩn thận sẽ kết luận phương trình có hai nhiệm phân biệt
  • Tránh được thắc mắc không cần thiết “phương trình bậc hai có $\Delta<0$ nhưng máy tính cầm tay lại tìm được nghiệm”
On / Bật
On / Bật
Off / Tắt

3.3 Dấu phân cách ba chữ số

Cài đặt Digit Separator cho phép chèn dấu phân cách ba chữ số khi kết quả có từ bốn chữ số trở lên

Cài đặt này khi được On / Bật sẽ giúp chúng ta đọc các số lớn dễ dàng hơn, khi sao chép cũng nhanh hơn và chính xác hơn

Off / Tắt
On / Bật

3.4 Ngôn ngữ tiếng Việt

Hỗ trợ giao diện ngôn ngữ tiếng Việt của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X cũng là một trong những tính năng mới đáng hoan nghênh

Riêng mình sẽ chọn tiếng Anh

  • Nhiều thuật ngữ khi dịch sang tiếng Việt sẽ không chính xác
  • Nhiều thuật ngữ không thể dịch trực tiếp sang tiếng Việt mà phải mô tả, khá dài
  • Nhiều thuật ngữ bị viết tắt khi sử dụng giao diện ngôn ngữ tiếng Việt
Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger

Bắt đầu sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Bài này thuộc phần 3 trong 18 phần của series Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Một quy trình sử dụng máy tính Casio fx-580VN X đầy đủ thường gồm 7 bước …

  • Bước 1 Tháo vỏ cứng
  • Bước 2 Bật máy tính
  • Bước 3 Reset máy tính
  • Bước 4 Chọn phương thức tính toán
  • Bước 5 Thiết lập cấu hình
  • Bước 6 Thực hiện các thao tác tính toán
  • Bước 7 Tắt máy tính

Trong đó Bước 3, 4 và 5 không nhất thiết phải thực hiện trong mọi quy trình. Tùy thuộc vào bài toán cụ thể mà chúng ta sẽ thực hiện các thao tác cho phù hợp

Chẳng hạn bạn cần tìm Argument của số phức thì cần chọn phương thức Complex, cần tính $\sin(\dfrac{\pi}{2})$ thì cần thiết lập cấu hình Angle Unit là Ra-di-an

1 Tháo vỏ cứng

Trước khi bắt đầu sử dụng máy tính bạn hãy trượt vỏ cứng xuống, tháo ra, gắn vỏ cứng vào phía sau máy tính như hình bên dưới

Tháo ra thì nhớ gắn vào, việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ý nghĩa. Trong trường hợp bạn lỡ làm rớt máy tính thì phần lớn lực tác động sẽ được vỏ hấp thụ, giảm thiểu khả năng hư hỏng

2 Bật, tắt máy tính

  • Nhấn phím ON để bật máy tính
  • Nhấn phím OFF để tắt máy tính

Sau khoảng 10 phút không sử dụng máy tính cũng sẽ tự động tắt, nhấn phím ON để bật lại

3 Reset máy tính

Thao tác Reset máy tính sẽ làm cho phương thức tính toán và thiết lập cấu hình trở về mặc định. Ngoài ra giá trị của tất cả các biến nhớ cũng sẽ bị xóa

Bước 1 Nhấn phím RESET => chọn Initialize All

Bước 2 Chọn Yes

Bước 3 Nhấn phím AC

4 Cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt

Bước 1 Nhấn phím SETUP => nhấn phím 3 lần => chọn Language

Bước 2 Chọn Tiếng Việt

5 Thay đổi độ tương phản

Bước 1 Nhấn phím SETUP => nhấn phím 3 lần => chọn Contrast

Bước 2 Nhấn phím hoặc  để thay đổi độ tương phản

Sau khi tùy chỉnh nếu độ tương phản vẫn không thay đổi thì nhiều khả năng là máy tính của bạn sắp hết pin

6 Sử dụng các phím chức năng

Máy tính Casio fx-580VN X có đến 512 tính năng nếu thiết kế mỗi tính năng trên một phím riêng thì hoặc bàn phím có kích thước rất lớn hoặc mỗi phím có kích thước rất nhỏ

Cả 2 phương án trên đều không khả thi, phương án mà Casio lựa chọn là thiết kế 1 phím nổi đi kèm với 1 hoặc 2 phím chìm

Chúng ta thường gọi phím này là phím CALC tuy nhiên chính xác hơn phải là phím nổi CALC, hai phím chìm đi kèm là phím chìm vàng SOLVE và phím chìm đỏ =

Thao tác sử dụng

  • Phím CALC là phím nổi nên bạn nhấn trực tiếp
  • Phím SOLVE là phím chìm vàng nên bạn nhấn phím SHIFT rồi nhấn phím CALC
  • Phím = là phím chìm đỏ nên bạn nhấn phím ALPHA rồi nhấn phím CALC

Từ đây về sau trong quá trình hướng dẫn mình sẽ viết theo hướng đơn giản hóa từ ngữ

Chẳng hạn “Nhấn phím OFF để tắt máy tính” thay cho “Nhấn phím chìm vàng OFF để tắt máy tính” hoặc “Nhấn phím SHIFT rồi nhấn phím AC để tắt máy tính”

7 Đọc các thông tin hiển thị trên màn hình

Các thông tin hiển thị trên màn hình máy tính được chia làm 3 nhóm là chỉ báo, biểu thức đầu vào và kết quả đầu ra

Bảng bên dưới liệt biểu tượng và ý nghĩa của một số chỉ báo thường gặp

Chỉ báoÝ nghĩa
SBàn phím đã thay đổi do nhấn phím SHIFT, lúc bấy giờ khi muốn nhấn phím chìm vàng bạn chỉ việc nhấn phím nổi tương ứng
ABàn phím đã thay đổi do nhấn phím ALPHA, lúc bấy giờ khi muốn nhấn phím chìm đỏ bạn chỉ việc nhấn phím nổi tương ứng
D/
R/
G
Cho biết đơn vị góc đang được thiết lập trong cấu hình Angle Unit
MBiến nhớ độc lập M được gán giá trị khác 0
Chỉ báo này xuất hiện khi bạn nhấn phím STO
Tùy chọn MathI/MathO hoặc MathI/DecimalO đang được thiết lập trong cấu hình Input/Output
Màn hình hiện tại đang hiển thị kết quả trung gian của biểu thức đa câu lệnh
Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger

Phương thức tính toán của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Bài này thuộc phần 4 trong 18 phần của series Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Trong quá trình sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X có bao giờ bạn gặp trường hợp tính năng SOLVE không khả dụng chưa, có thể bạn chưa gặp nhưng khá nhiều bạn đã gặp rồi

Vậy nguyên nhân ở đây là gì

Nguyên nhân là do phương thức tính toán mà bạn đang chọn không phải phương thức tính toán thông thường Calculate

Hôm nay, mình sẽ liệt kê và giới thiệu chức năng của các phương thức tính toán của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

1 Phương thức tính toán là gì

Một cách nôm na bạn có thể hiểu phương thức tính toán chính là môi trường tính toán. Môi trường khác nhau sẽ cho phép nhập biểu thức khác nhau và cung cấp các tính năng tính toán khác nhau

Tùy thuộc vào biểu thức đầu vào mà chúng ta sẽ lựa chọn phương thức tính toán cho phù hợp

  • Cần tính toán với số phức (cộng, trừ, nhân, chia; lũy thừa, khai căn bậc hai; acgumen, số phức liên hợp; phần thực, phần ảo, môđun số phức; …) thì chọn phương thức số phức
  • Cần tính toán với ma trận (cộng, nhân hai ma trận; ma trận nghịch đảo; ma trận bình phương, lập phương; định thức; ma trận đơn vị, chuyển vị, …) thì chọn phương thức ma trận
  • …

2 Phương thức tính toán của CASIO fx 580 VN X

Dưới đây biểu tượng và mô tả tính năng của 12 phương thức tính toán mà máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X hỗ trợ

Phím chọnBiểu tượngMô tả
1Tính toán thông thường
2Số phức
3Hệ cơ số
4Ma trận
5Véc tơ
6Thống kê
7Phân phối
8Bảng giá trị
9Hệ phương trình và phương trình
ABất phương trình
BKiểm tra tính Đúng/ Sai của đẳng thức, bất đẳng thức
CTỷ lệ

3 Các bước chọn phương thức tính toán

Bước 1 Nhấn phím MENU

Bước 2

  • Cách 1 Nhấn “phím chọn” tương ứng
  • Cách 2 Sử dụng các phím điều hướng , , , di chuyển đến phương thức tính toán cần chọn  => nhấn phím =

4 Phương thức tính toán thông thường Calculate

Phương thức tính toán thông thường Calculate là phương thức mặc định của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X cũng là phương thức được sử dụng nhiều nhất

Phương thức này được sử dụng nhiều nhất vì hầu hết các tính năng của máy tính đều hoạt động trong phương thức này

  • Phân tích một số thành thừa số nguyên tố
  • Phép chia có dư
  • sin, cos, tan
  • arcsin, arccos, arctan
  • Phép toán logarit, log và ln
  • Tích phân
  • Đạo hàm tại một điểm
  • …

Trong số 512 tính năng có một số tính năng  có thể hoạt động trong nhiều phương thức tuy nhiên cũng có một số tính năng chỉ hoạt động trong một phương thức nhất định

Vì vậy khi rơi vào trường hợp một tính năng nào đó không khả dụng thì bạn cần kiểm tra lại và chọn lại phương thức tính toán phù hợp

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger

Cài đặt cho máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Bài này thuộc phần 5 trong 18 phần của series Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Xin chào tất cả các bạn, hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt một số tính năng quan trọng của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

CASIO fx 580 VN X cung cấp cho chúng ta tất cả 14 cài đặt khác nhau, tùy thuộc vào từng bài toán cụ thể mà chúng ta sẽ cài đặt cho phù hợp

Về cơ bản chúng ta có thể giữ nguyên các cài đặt mặc định của máy tính cầm tay ngoại trừ cài đặt đơn vị góc Angle Unit

Trong phạm vi ngắn gọn của bài viết này mình chỉ hướng dẫn những cài đặt thường sử dụng, các cài đăt· còn lại các bạn có thể tự tìm hiểu thêm

1 Cài đặt đơn vị góc (Độ, Rađian, Građian)

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím MENU

Bước 2 nhấn phím 2 để chọn Angle Unit

Bước 3 nhấn phím 1 để chọn Degree hoặc nhấn phím 2 để chọn Radian hoặc nhấn phím 3 để chọn Gradian theo yêu cầu sử dụng

Degree
Radian
Gradian

Xem thêm Cài đặt đơn vị góc Độ Rađian Građian

2 Bật / Tắt ký hiệu kỹ thuật

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím MENU

Bước 2 nhấn phím 4 để chọn Engineer Sysbol

Bước 3 nhấn phím 1 để chọn On / Bật ký hiệu kỹ thuật hoặc nhấn phím 2 để chọn Off / Tắt ký hiệu kỹ thuật

On / Bật
Off / Tắt

Xem thêm Bật / Tắt ký hiệu kỹ thuật m, μ, n, p, f, k, M, G, T, P, E

3 Bật / Tắt cột tần số khi thống kê

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím MENU

Bước 2 nhấn phím 

Bước 3 nhấn phím 3 để chọn Statistics

Bước 4 nhấn phím 1 để chọn On / Bật cột tần số hoặc nhấn phím 2 để chọn Off / Tắt cột tần số

On / Bật
Off / Tắt

Xem thêm Bật / Tắt cột tần số

4 Bật / Tắt nghiệm phức của phương trình

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím MENU

Bước 2 nhấn phím 

Bước 3 nhấn phím 4 để chọn Equation / Func

Bước 4 nhấn phím 1 để chọn On / Bật hiển thị nghiệm phức hoặc nhấn phím 2 để chọn Off / Tắt hiển thị nghiệm phức

Xem thêm Bật / Tắt nghiệm phức của phương trình

5 Bật / Tắt hàm g(x) trong bảng giá trị

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím MENU

Bước 2 nhấn phím  => nhấn phím 

Bước 3 nhấn phím 1 để chọn Table

Bước 4 nhấn phím 1 để Off / Tắt hàm g(x) hoặc nhấn phím 2 để On / Bật hàm g(x)

Off / Tắt
On / Bật

Xem thêm Bật / Tắt hàm g(x)

6 Bật / Tắt dấu phân cách ba chữ số

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím MENU

Bước 2 nhấn phím  => nhấn phím 

Bước 3 nhấn phím 4 để chọn Digit Separator

Bước 4 nhấn phím 1 để chọn On / Bật tính năng phân cách hoặc nhấn phím 2 để chọn Off / Tắt tính năng phân cách

On / Bật
Off / Tắt

Xem thêm Bật / Tắt dấu phân cách 3 chữ số

7 Giao diện ngôn ngữ tiếng Việt

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím MENU

Bước 2 nhấn phím  => nhấn phím  => nhấn phím 

Bước 3 nhấn phím 1 để chọn Language

Bước 4 nhấn phím 1 để cài đặt ngôn ngữ tiếng Anh hoặc nhấn phím 2 để cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt

Tiếng Anh
Tiếng Việt

Xem thêm Cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt

8 Khôi phục cài đặt gốc

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím 9

Bước 2 nhấn phím 3 để chọn Initialize All

Bước 3 nhấn phím = để chọn Yes

Bước 4 nhấn phím AC

Khi hoàn thành các bước khôi phục cài đặt gốc tất cả các cài đặt của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X sẽ trở về mặc định ngoại trừ cài đặt ngôn ngữ và độ tương phản / độ sáng

Cài đặtCài đặt mặc định
Input/OutputMathI/MathO
Angle UnitDegree
Number FormatNorm 1
Engineer SymbolOff
Fraction Resultd/c
Complexa+bi
StatisticsOff
Equation/FuncOn
Tablef(x),g(x)
Recurring DecOn
Decimal MarkDot
Digit SeparatorOff

Xem thêm Khôi phục cài đặt gốc

Trong thời gian đầu khi mới sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X bạn cứ giữ nguyên các cài đặt mặc định, khi thành thạo bạn hãy cài đặt lại để tối ưu hóa quá trình sử dụng

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger

Phép tính cơ bản của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Bài này thuộc phần 6 trong 18 phần của series Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Xin chào tất cả các bạn, hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện một số phép tính cơ bản trên máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

CASIO fx 580 VN X có rất nhiều phép tính nhưng trong phạm vi ngắn gọn của bài viết này mình chỉ trình bày các phép tính thường được sử dụng nhất

1 Phần trăm

Giả sử mình cần tính $11 \times 223 \%$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhập$11 \times 223$  vào máy tính cầm tay

Bước 2 nhấn phím SHIFT => nhấn phím Ans

Bước 3 nhấn phím = để xem kết quả

Xem thêm Phép tính phần trăm

2 Độ phút giây

Chẳng hạn mình cần tính giá trị lượng giác sin của góc $13^o20’86’’$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím sin

Bước 2 nhập 13 => nhấn phím  => nhập 20 => nhấn phím  => nhập 86 => nhấn phím 

Bước 3 nhấn phím =

Chẳng hạn mình tìm cần tìm độ lớn của góc $\alpha$ (chính xác đến độ phút giây) biết $sin \alpha = 0.125$ thì thực hiện tuần tự đến các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím sin

Bước 2 nhập 0.125

Bước 3 nhấn phím =

Bước 4 nhấn phím 

Xem thêm Độ Phút Giây

3 Ký hiệu kỹ thuật m, μ, n, p, f, k, M, G, T, P, E

Máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X hỗ trợ chúng ta tất cả 11 ký hiệu kỹ thuật m, μ, n, p, f, k, M, G, T, P, E

Chúng ta có thể sử dụng các ký hiệu kỹ thuật này để nhập giá trị hoặc để hiển thị kết quả tính toán

Xem thêm

  • Bật / Tắt Ký hiệu kỹ thuật
  • Sử dụng ký hiệu kỹ thuật

4 Phân tích một số thành thừa số nguyên tố

Giả sử chúng ta cần phân tích số 187 thành thừa số nguyên tố thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới …

Bước 1 nhập 187 vào máy tính cầm tay

Bước 2 nhấn phím =

Bước 3 nhấn phím SHIFT => nhấn phím FACT

Xemt thêm Phân tích một số thành thừa số nguyên tố

5 Thương và dư trong phép chia

Giả sử chúng ta cần tìm thương và số dư của phép chia $171 \div 89$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới …

Bước 1 nhập 171 vào máy tính cầm tay

Bước 2 nhấn phím ALPHA => nhấn phím 

Bước 3 nhập 89 => nhấn phím =

Vậy thương và số dư của phép chia $171 \div 89$ lần lượt là 1 và 82

Xem thêm Phép chia có dư

6 Lời kết

Đến đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu sơ lược về các phép tính cơ bản nhất, thường gặp nhất của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X, chi tiết và đầy đủ vui lòng nháy chuột vào liên kết tương ứng

Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger

Ans, PreAns và biến nhớ độc lập M của CASIO fx 580 VN X

Bài này thuộc phần 7 trong 18 phần của series Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Xin chào tất cả các bạn

Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng bộ nhớ trả lời Ans, bộ nhớ trả lời trước đó PreAns và biến nhớ độc lập M của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Bộ nhớ Ans, bộ nhớ PreAns và biến nhớ độc lập M là các tính năng thường được, đặc biệt trong các vòng lập, các giải thuật lập trình

Xác định thương và dư trong phép chia đa thức $f(x)=a_{n} x^{n}+a_{n-1} x^{n-1}+\cdots+a_{1} x+a_{0}$ cho đa thức bậc nhất, liên phân số có quy luật, căn thức có quy luật là các giải thuật lập trình thường gặp

1 Bộ nhớ Ans, bộ nhớ PreAns

Kết quả phép tính cuối cùng sẽ được tự động lưu vào bộ nhớ trả lời Ans

Kết quả phép tính trước kết quả cuối cùng sẽ được tự động lưu vào bộ nhớ trả lời trước đó PreAns

Khi bạn thực hiện phép tính mới thì giá trị trong bộ nhớ Ans sẽ chuyển sang bộ nhớ PreAns để nhường chổ cho kết quả của phép tính mới

Chẳng hạn khi mình lần lượt tính giá trị của các biểu thức 1+2, 3+4+5, 6+7+8+9 thì giá trị của bộ nhớ Ans và bộ nhớ PreAns sẽ thay đổi như bảng bên dưới

Ans=3, PreAns=0
Ans=12, PreAns=3
Ans=30, PreAns=12

1.1 Bộ nhớ trả lời Ans

Chẳng hạn mình cần nhân kết quả của biểu thức 2+3 với 4 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 Nhập biểu thức 2+3 => nhấn phím =

Bước 2 Nhấn phím $\times$ => nhập 4 => nhấn phím =

Giả sử nếu bạn nhấn tiếp phím = thì máy tính cầm tay sẽ lấy $20 \times 4$, tiếp tục nhấn phím = thì máy tính cầm tay sẽ lấy $80 \times 4$, …

1.2 Bộ nhớ trước đó PreAns

Chẳng hạn mình cần tìm 6 số hạng đầu tiên của dãy số $T_{k+2} = T_{k+1} + T_k$ biết $T_1=1, T_2=1$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 Nhập 1 => nhấn phím = để gán $T_1=1$ vào bộ nhớ trả lời Ans

$(Ans=T_1=1)$

Bước 2 Nhập 1 => nhấn phím = để gán $T_2=1$ vào bộ nhớ trả lời Ans, lúc bấy giờ $T_1=1$ sẽ tự động được gán cho bộ nhớ trả lời trước đó PreAns

$(Ans=T_2=1, PreAns=T_1=1)$

Bước 3 Nhập Ans + PreAns => nhấn phím = để tìm $T_3$

$(Ans= T_3=2, PreAns= T_2=1)$

Bước 4 Nhấn phím = để tìm $T_4$

$(Ans= T_4=3, PreAns= T_3=2)$

Bước 5 Nhấn phím = để tìm $T_5$

$(Ans= T_5=5, PreAns= T_4=3)$

Bước 6 Nhấn phím = để tìm $T_6$

$(Ans= T_6=8, PreAns= T_5=5)$

Vậy 6 số hạng đầu tiên của dãy số $T_{k+2} = T_{k+1} + T_k$ là 1, 1, 2, 3, 5, 8

1.3 Khi nào giá trị trong bộ nhớ Ans và bộ nhớ PreAns được cập nhật

Giá trị trong bộ nhớ Ans sẽ được cập nhật khi bạn nhấn bất kì phím nào trong các phím =, $\approx$, M+, M-, RECALL, STO

Phần thực và phần ảo sẽ được lưu trong bộ nhớ Ans, tuy nhiên khi bạn chuyển sang các phương thức tính toán khác thì phần ảo sẽ bị xóa

Giá trị trong bộ nhớ Ans sẽ không thay đổi nếu xảy ra lỗi trong quá trình tính toán

Bộ nhớ PreAns chỉ có thể sử dụng trong phương thức tính toán thông thường Calculate, sẽ bị xóa khi bạn chuyển sang phương thức tính toán khác

2 Biến nhớ độc lập M

Biến nhớ độc lập M cho phép cộng hoặc trừ kết quả tính toán vào chính nó, chỉ báo M sẽ xuất hiện trên màn hình máy tính cầm tay khi bộ nhớ độc lập M chứa một giá trị khác 0

Các thao tác mà chúng ta có thể thực hiện với bộ nhớ độc lập M là

  • Cộng giá trị đang hiển thị hoặc kết quả phép tính
  • Trừ giá trị đang hiển thị hoặc kết quả tính toán
  • Có thể sử dụng như các biến nhớ A, B, C, D, E, F, x, y, z

Chẳng hạn mình cần tính tính giá trị biểu thức A+B-C biết A=1+2, $B=3-4 \times 5$, $C=6 \div 7+8-9$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 Nhập biểu thức 1+2 => nhấn phím M+

Bước 2 Nhập biểu thức $3-4 \times 5$ => nhấn phím M+

Bước 3 Nhập biểu thức $6 \div 7+8-9$ => nhấn phím M-

Bước 4 Nhấn phím RECALL => nhấn phím M => nhấn phím =

Vậy giá trị của biểu thức đã cho là $-\frac{97}{7}$, đồng thời ta cũng biết được giá trị của biểu thức $A=3, B=-17, C=-\frac{1}{7}$

3 Lời kết

Việc sử dụng thành thạo bộ nhớ trả lời Ans, bộ nhớ trả lời trước đó PreAns và biến nhớ độc lập M của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X không phải chuyện đơn giản

Muốn làm được cần có thời gian làm quen, hiểu được bản chất của bộ nhớ Ans, bộ nhớ trả PreAns và biến nhớ M mới có thể thành công

Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger

Phép tính nâng cao của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Bài này thuộc phần 8 trong 18 phần của series Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Phép tính nâng cao của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Xin chào tất cả các bạn, hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các phép tính nâng cao của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Các phép tính nâng cao sẽ được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng thông qua các hàm của CASIO fx 580 VN X

1 Số π

Nhấn phím SHIFT => nhấn phím $\times 10^x$ để nhập số π vào máy tính cầm tay

Giá trị của số π hiển thị trên màn hình là 3,141592654 tuy nhiên giá trị tính toán là 3,14159265358980

2 Số e

Nhấn phím ALPHA => nhấn phím $\times 10^x$ để nhập số e vào máy tính cầm tay

Giá trị của số e hiển thị trên màn hình là 2,718281828 tuy nhiên giá trị tính toán là 2,71828182845904

3 Hàm số lượng giác sin, cos, tan

Chẳng hạn mình cần tính giá trị lượng giác sin của 90 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 xác định đơn vị góc được cài đặt

Quan sát chỉ báo trên màn hình ta thấy có chỉ báo D có nghĩa là đơn vị góc đang được cài đặt là độ

Bước 2 nhấn phím sin => nhập 90 => nhấn phím =

Xem thêm Giá trị lượng giác sin, cos, tan

4 Hàm số lượng giác ngược arcsin, arccos, arctan

Chẳng hạn mình cần tìm độ lớn của góc $\alpha$ biết giá trị lượng giác sin của góc $\alpha$ là $\frac{\sqrt{2}}{2}}$

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím $\sin^{-1}$

Bước 2 nhập $\frac{\sqrt{2}}{2}$ => nhấn phím =

Xem thêm Hàm số lượng giác ngược arcsin, arccos, arctan

5 Phép toán logarit

Giả sử mình cần tính $\log_{159} 31$ thì thực hiện tuần tự theo các chỉ dẫn bên dưới

Nhấn phím  => nhập cơ số 159 => nhấn phím  => nhập 31 => nhấn phím =

Xem thêm Phép toán logarit, log và ln

6 Tích phân

Chẳng hạn mình cần tính tính phân $\int_1^2 x^2+2x+3 dx$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím 

Bước 2 nhập hàm số cần tính tích phân vào máy tính cầm tay

Bước 2.1 nhập hàm số dưới dấu tích phân $x^2+2x+3$

Bước 2.2 nhấn phím  => nhập cận dưới 1

Bước 2.3 nhấn phím  => nhập cận trên 2

Bước 3 nhấn phím = để xem kết quả

Xem thêm Tích phân

7 Đạo hàm tại một điểm

Chẳng hạn mình cần tính $f'(1)$ biết $f(x)=x^2+2x+3$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím 

Bước 2 nhập hàm số và nhập điểm cần tính đạo hàm vào máy tính cầm tay

Bước 2.1 nhập $x^2+2x+3$ vào máy tính cầm tay

Bước 2.2 nhấn phím 

Bước 2.3 nhập 1

Bước 3 Nhấn phím = để xem kết quả

Xem thêm Đạo hàm tại một điểm

8 Tổng của dãy số

Chẳng hạn mình cần tính $\sum_1^{10} x^2+2x+3$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím x

Bước 2 nhập số hạng tổng quát $x^2+2x+3$

Vì máy tính cầm tay không có biến nhớ n nên chúng ta sẽ sử dụng biến nhớ x

Bước 3 nhấn phím  => nhập cận dưới 1

Bước 4 nhấn phím  => nhập cận trên 10

Bước 5 nhấn phím =

Xem thêm Tổng của dãy số

9 Tích của dãy số

Chẳng hạn mình cần tính $\prod_1^{10} x^2+2x+3$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím ALPHA => nhấn phím x

Bước 2 nhập $x^2+2x+3$

Vì máy tính cầm tay không có biến nhớ n nên chúng ta sẽ nhập biến nhớ x

Bước 3 nhấn phím  => nhập cận dưới 1

Bước 4 nhấn phím  => nhập cận trên 10

Bước 5 nhấn phím =

Vậy $\prod_1^{10} x^2+2x+3$ $=$ $4272295548416544$

Xem thêm Tích của dãy số

10 Pol – Tọa độ chữ nhật

Chẳng hạn mình cần chuyển tọa độ $(\sqrt{2}, \sqrt{2})$ sang tọa độ cực thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím +

Bước 2 nhập hoành độ $\sqrt{2}$

Bước 3 nhấn phím SHIFT => nhấn phím )

Bước 4 nhập trung độ $\sqrt{2}$

Bước 5 nhấn phím =

Xem thêm Pol chuyển đổi tọa độ chữ nhật sang tọa độ cực

11 Rec – Tọa độ cực

Chẳng hạn mình cần chuyển tọa độ $(\sqrt{2}, 45)$ sang tọa độ chữ nhật thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím –

Bước 2 nhập độ dài thẳng $\sqrt{2}$

Bước 3 nhấn phím SHIFT => nhấn phím )

Bước 4 nhập độ lớn góc 45

Bước 5 nhấn phím =

Xem thêm Rec chuyển đổi tọa độ cực sang tọa độ chữ nhật

12 ! – Giai thừa (hoán vị)

Chẳng hạn mình cần tính giai thừa, số các hoán vị của 9 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhập 9 vào máy tính cầm tay

Bước 2 nhấn phím SHIFT => nhấn phím $x^{-1}$

Bước 3 nhấn phím = để xem số các hoán vị / giai thừa của n phần tử

Xem thêm Giai thừa (hoán vị)

13 Abs – Giá trị tuyệt đối

Giả sử mình cần tính giá trị tuyệt đối của 647-79+127 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới …

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím (

Bước 2 nhập 647-79+127 vào máy tính cầm tay

Bước 3 nhấn phím = để xem kết quả

Xem thêm Giá trị tuyệt đối

14 Ran# – Số ngẫu nhiên

Chẳng hạn mình cần tạo ra một số ngẫu nhiên từ 0.000 đến 0.999 thực hiện hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím 

Bước 2 nhấn phím =

15 RanInt – Số nguyên ngẫu nhiên

Chẳng hạn mình cần tạo một số nguyên ngẫu nhiên có hai chữ số thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Dễ thấy số nguyên ngẫu nhiên cần tạo thuộc đoạn từ 10 đến 99

Bước 1 nhấn phím ALPHA => nhấn phím 

Bước 2 nhập 10 => nhấn phím SHIFT => nhấn phím ) => nhập 99

Bước 3 nhấn phím =

Xem thêm Số ngẫu nhiên, số nguyên ngẫu nhiên

16 nPr – Chỉnh hợp

Chẳng hạn mình cần tính số các chỉnh hợp chập 7 của 9 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhập 9 vào máy tính cầm tay

Bước 2 nhấn phím SHIFT => nhấn phím $\times$

Bước 3 nhập 7 vào máy tính cầm tay

Bước 4 nhấn phím = để xem số các chỉnh hợp chập k của n phần tử

Xem thêm Chỉnh hợp

17 nCr – Tổ hợp

Chẳng hạn mình cần tính số các tổ hợp chập 3 của 33 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhập 33 vào máy tính cầm tay

Bước 2 nhấn phím SHIFT => nhấn phím $\div$

Bước 3 nhập 3 vào máy tính cầm tay

Bước 4 nhấn phím = để xem số các tổ hợp chập k của n phần tử

Xem thêm Tổ hợp

18 GCD – Ước chung lớn nhất

Chẳng hạn mình cần tìm ước chung lớn nhất của 213 của 947 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím ALPHA => nhấn phím $\times$

Bước 2 nhập 213 => nhấn phím SHIFT => nhấn phím ) => nhập 947

Bước 3 nhấn phím = để xem kết quả

Xem thêm Ước chung lớn nhất

19 LCM – Bội chung nhỏ nhất

Chẳng hạn mình cần tìm bội chung nhỏ nhất của 213 của 947 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím ALPHA => nhấn phím $\div$

Bước 2 nhập 213 => nhấn phím SHIFT => nhấn phím ) => nhập 947

Bước 3 nhấn phím = để xem kết quả

Xem thêm Bội chung nhỏ nhất

20 Int – Số nguyên của giá trị

Chẳng hạn mình cần lấy phần nguyên của $\sqrt{34}$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím ALPHA => nhấn phím +

Bước 2 nhập $\sqrt{34}$

Bước 3 nhấn phím =

21 Intg – Số nguyên lớn nhất không vượt quá giá trị

Chẳng hạn mình cần xác định số nguyên lớn nhất không vượt quá giá trị $-\sqrt{349}$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím ALPHA => nhấn phím –

Bước 2 nhập $-\sqrt{349}$

Bước 3 nhấn phím =

Xem thêm Phần nguyên của giá trị, số nguyên lớn nhất không vượt quá giá trị (hàm phần nguyên)

22 Hằng số khoa học

Chẳng hạn mình cần tra cứu vận tốc ánh sáng trong chân không thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhấn phím SHIFT => nhấn phím 7

Bước 2 nhấn phím 1 để chọn Universal

Bước 3 nhấn phím 3 để chọn $C_o$ tức hằng số vận tốc ánh sáng trong chân không

Bước 4 nhấn phím =

Xem thêm Tra cứu giá trị của các hằng số khoa học

23 Chuyển đổi đơn vị đo lường

Chẳng hạn mình cần chuyển đổi 179 in sang cm thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhập 197

Bước 2 nhấn phím SHIFT => nhấn phím 8 => nhấn phím 1 để chọn Length => nhấn phím 1 để chọn in▸cm

Bước 3 nhấn phím SHIFT => nhấn phím =

Xem thêm Chuyển đổi đơn vị đo lường

24 Lời kết

Đến đây mình đã hoàn thành công việc hướng dẫn sơ lược về các phép tính nâng cao trên máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Chi tiết và đầy đủ về cách sử dụng các tính nâng / các hàm bạn vui lòng nháy chuột vào liên kết tương ứng

Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger

Sử dụng tính năng CALC của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X

Bài này thuộc phần 9 trong 18 phần của series Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Tính năng CALC của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X cho phép chúng ta tính nhanh giá trị của biểu thức, hàm số

Tính năng này không bao giờ được sử dụng độc lập mà bắt buộc phải kết hợp với các biến nhớ (A, B, C, D, E, F, x, y, z)

Tính năng CALC hỗ trợ chúng ta tất cả 4 loại biểu thức là một biến, nhiều biến, đa biểu thức và biểu thức có dạng x=f(x)

Tính năng CALC chỉ khả dụng trong phương thức tính toán thông thường và phương thức số phức

1 CALC biểu thức một biến

Chẳng hạn mình cần tính giá trị của biểu thức $x^2+2x+3$ khi $x=2$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhập biểu thức vào máy tính cầm tay

Bước 2 nhấn phím CALC => nhập 2 => nhấn phím =

Bước 3 nhấn phím =

2 CALC biểu thức nhiều biến

Chẳng hạn mình cần tính giá trị biểu thức $x^2+2xy+y^2$ tại $x=\frac{1}{2}, y=\frac{2}{5}$ thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhập biểu thức vào máy tính cầm tay

Bước 2 nhấn phím CALC => nhập $\frac{1}{2}$ => nhấn phím =

Bước 3 nhập $\frac{2}{5}$ => nhấn phím =

Bước 4 nhấn phím =

3 CALC đa biểu thức

Khi kết hợp tính năng CALC với tính năng : chúng ta có thể tính nhanh giá trị của nhiều biểu thức cùng một lúc

Nhấn phím ALPHA => nhấn phím để nhập :

Chẳng hạn mình cần tính giá trị của biểu thức x+2 và biểu thức $x^2+2x+3$ tại x=9 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhập biểu thức x+2

Bước 2 nhấn phím ALPHA => nhấn phím

Bước 3 nhập biểu thức $x^2+2x+3$

Bước 4 nhấn phím CALC => nhập 9 => nhấn phím =

Bước 5 nhấn phím =

Vậy giá trị của biểu thức x+2 và $x^2+2x+3$ tại x=9 lần lượt là 11 và 102

  • Có bao nhiêu biểu thức sẽ nhấn bấy nhiêu phím = (số lượng phím = bắt đầu tính từ Bước 5)
  • Chỉ báo || có nghĩa màn hình đang hiển thị kết quả của đa biểu thức

4 CALC biểu thức có dạng x=f(x)

Đang cập nhật …

5 Lời kết

Khi biết cách kết tính năng CALC của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X và các tính năng như bộ nhớ trả lời Ans, bộ nhớ trả lời trước đó PreAns, biến nhớ độc lập M và tính năng SOLVE sẽ mang lại cho chúng ta khá nhiệu lợi ích

Chẳng hạn

  • Chia sơ đồ Hoocne
  • Tính nhanh giá trị liên phân số
  • Tính nhanh giá trị của biểu thức có căn thức
  • …

Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger

Dò tìm nghiệm của phương trình bằng CASIO fx 580 VN X

Bài này thuộc phần 10 trong 18 phần của series Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X

Tính năng SOLVE của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X cho phép chúng ta dò tìm nghiệm của một phương trình bất kì

Cách sử dụng tính năng SOLVE trên CASIO fx 580 VN X tương tự như trên CASIO fx 570 VN PLUS nhưng vẫn có 2 điểm khác biệt

  • CASIO fx 580 VN X có thể dò tìm với mọi biến nhớ
  • Thời gian dò tìm nghiệm trên CASIO fx 580 VN X thường nhanh hơn

1 Một số chú ý

Cài đặt đơn vị góc là rađian nếu phương trình có chứa các hàm số lượng giác

Với các phương trình siêu việt (phương trình lượng giác, phương trình mũ, phương trình logarit) máy tính cầm tay có thể không tìm được nghiệm cho dù nghiệm tồn tại

Với các phương trình phức tạp máy tính cầm tay sẽ thông báo Continue hỏi bạn có muốn tiếp tục dò tìm nghiệm không (nhấn phím = nếu muốn tiếp tục)

Thông báo Cannot Solve không có nghĩa phương trình vô nghiệm

2 Thực hành dò tìm nghiệm của phương trình

Chẳng hạn mình cần giải phương trình bậc nhất 2x-3=4 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhập phương trình vào máy tính cầm tay

Nhấn phím ALPHA => nhấn phím CALC để nhập =

Bước 2 nhấn phím SHIFT => nhấn phím CALC

Bước 3 nhập giá trị x ban đầu, thông thường mình sẽ nhập 0 => nhấn phím =

Bước 4 nhấn phím =

Quan sát màn hình hiển thị ta nhận thấy

  • 2x-3=4 là phương trình
  • x là biến
  • 3.5 là nghiệm
  • L-R có nghĩa là vế trái – vế phải, giá trị này càng gần 0 thì nghiệm tìm được càng chính xác

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là $\frac{7}{2}$

3 Thực hành dò tìm nghiệm của phương trình có chứa tham số

Chẳng hạn mình cần giải phương trình bậc nhất ax+3=0 với tham số a bằng 2 thì thực hiện tuần tự theo các bước bên dưới

Bước 1 nhập phương trình vào máy tính cầm tay

Bước 2 nhấn phím SHIFT => nhấn phím CALC

Bước 3 máy tính cầm tay hỏi tham số A bằng bao nhiêu, lúc bấy giờ mình sẽ nhập 2 => nhấn phím =

Bước 4 nhấn phím =

Vậy phương trình ax+3=0 có nghiệm là -1.5 khi a=2

4 Lời kết

Tính năng SOLVE của máy tính cầm tay CASIO fx 580 VN X tuy cho phép chúng ta dò tìm nghiệm của một phương trình bất kỳ (đa thức, chứa ẩn ở mẫu, phương trình chứa căn thức, phương trình mũ, phương trình logarit, …)

Tuy nhiên tính năng SOLVE cũng có những hạn chế nhất định

  • Nếu phương trình có nhiều nghiệm chỉ tìm được một nghiệm
  • Nghiệm tìm được sẽ được hiển thị dưới dạng thập phân chứ không hiển thị được dưới dạng phân số, căn thức
  • …

Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger
Post navigation
Older posts
Page1 Page2 Next

Archives

  • Tháng mười một 2023
  • Tháng 9 2023
  • Tháng 3 2023
  • Tháng 2 2023
  • Tháng 1 2023
  • Tháng 12 2022
  • Tháng mười một 2022
  • Tháng 10 2022
  • Tháng 9 2022
  • Tháng 8 2022
  • Tháng 3 2022
  • Tháng 10 2021
  • Tháng 9 2021
  • Tháng 8 2021
  • Tháng 7 2021
  • Tháng 6 2021
  • Tháng 5 2021
Copyright © 2025 Nguyễn Minh Nhựt - Powered by KienNguyen9x
Offcanvas
Offcanvas

  • Lost your password ?