Hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 880 BTG
Xin chào tất cả các bạn
Hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn Series hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 880 BTG trên https://nhutnguyenminh.com
Series sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản, giúp các bạn sử dụng thành thạo các tính năng của máy tính
Liên hệ https://www.facebook.com/nnmnhut/ để sở hữu eBook Thủ thuật CASIO fx-880BTG
Xem thử bản mẫu https://drive.google.com/drive/folders/1z3T6VC8oPIWXeCQwTDC8mM3eNfcMcJ2B
1 Nội dung chính
- Sử dụng các ứng dụng như thống kê, phân phối, bảng tính, bảng giá trị, hệ phương trình / phương trình / Solver, bất phương trình, số phức, ma trận, véc tơ, hộp Toán học, …
- Sử dụng các tính năng như đạo hàm, tích phân, phần trăm, hoán vị (giai thừa), chỉnh hợp, tổ hợp, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất, giá trị tuyệt đối, đơn vị góc, lượng giác, ký hiệu kỹ thuật, hằng số khoa học, chuyển đổi đơn vị, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, …
- Cài đặt đơn vị góc, ký hiệu kỹ thuật, dấu phân cách chữ số, độ tương phản, ngôn ngữ, khôi phục cài đặt gốc, …
- Gán giá trị vào các biến nhớ A, B, C, D, E, F, x, y, z
- Gán một hàm số vào hàm f(x) hoặc hàm g(x)
- Sử dụng tính năng QR Code
- Chuyển đổi dạng thức hiển thị như thừa số nguyên tố, tọa độ chữ nhật, tọa độ cực, phân số, hỗ số, …
2 Đối tượng hướng đến
Tất cả những người sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 880 BTG đều là đối tượng của series
Tuy nhiên series chủ yếu hướng đến các đối tượng được liệt kê bên dưới …
- Người mới bắt đầu sử dụng
- Học sinh
- Sinh viên chuyên ngành Sư phạm Toán học
- Sinh viên đang theo học học phần Toán học cao cấp
- Giáo viên giảng dạy môn Toán học
3 Cách thức trình bày
Về cơ bản có hai cách để trình bày nội dung của series là ảnh chụp màn hình và quy trình nhấn phím
Mình trình bày sẽ kết hợp cả hai cách trên để khai thác tối đa ưu điểm của từng cách
Trong thời gian tới mình sẽ làm thêm các video hướng dẫn tương ứng với mỗi bài viết
Nếu muốn bạn có thể đăng ký trước vào kênh Nhut Nguyen Minh để đoán xem những videos mới nhất bạn nhá
4 Danh sách các bài viết
Dưới đây là danh sách các bài viết đã / đang / sẽ có trong series hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 880BTG
4.1 Trước khi sử dụng
4.2 Cài đặt
- Đơn vị góc Độ Rađian Građian
- Bật / Tắt ký hiệu kỹ thuật m, μ, n, p, f, k, M, G, T, P, E
- Bật / Tắt dấu phân cách ba chữ số
- Tăng / Giảm độ tương phản
- Ngôn ngữ tiếng Việt
- Khôi phục cài đặt gốc
- Kiểm tra máy tính cầm tay CASIO fx 880 BTG có phải hàng chính hãng
4.3 Tính toán cơ bản
- Rút gọn phân số
- Hiển thị lại phép tính vừa thực hiện
- Bộ nhớ trả lời Ans, bộ nhớ trả lời trước đó PreAns
- Gán giá trị vào các biến nhớ A, B, C, D, E, F, x, y, z
- Tính năng CALC
4.4 Chuyển đổi
- Chuyển đổi số thập phân hữu hạn sang phân số
- Chuyển đổi phân số, căn thức sang số thập phân
- Chuyển đổi hỗn số sang phân số
- Chuyển đổi phân số sang hỗn số
- Chuyển đổi số thập phân vô hạn tuần hoàn sang phân số
- Chuyển đổi phân số sang số thập phân vô hạn tuần hoàn
- Chuyển đổi tọa độ chữ nhật sang tọa độ cực
- Chuyển đổi tọa độ cực sang tọa độ chữ nhật
- Phân tích một số thành thừa số nguyên tố
- Độ Phút Giây
4.5 Tính toán nâng cao
4.5.1 Giải tích
- Đạo hàm tại một điểm
- Tích phân
- Tổng của dãy số
- Tích của dãy số
- Phép chia có dư
- Phép toán logarit, log và ln
4.5.2 Xác suất
- % – Phần trăm
- ! – Giai thừa (hoán vị)
- nPr – Chỉnh hợp
- nCr – Tổ hợp
- Ran# – Số ngẫu nhiên và RanInt – Số nguyên ngẫu nhiên
4.5.3 Số học
- GCD – Ước chung lớn nhất
- LCM – Bội chung nhỏ nhất
- Abs – Giá trị tuyệt đối
- Int – Phần nguyên của giá trị và Intg – Số nguyên lớn nhất không vượt quá giá trị (hàm phần nguyên)
- Rnd – Làm tròn số
4.5.4 Đơn vị góc
4.5.5 Hàm số lượng giác, hàm số hyperbol
- Giá trị lượng giác sin, cos, tan
- Hàm lượng giác ngược arcsin, arccos, arctan (xác định độ lớn của góc khi biết giá trị lượng giác)
- Hàm hyperbol sinh, cosh, tanh
4.5.6 Ký hiệu kỹ thuật
4.5.7 Hằng số khoa học
4.5.8 Chuyển đổi đơn vị đo lường
4.5.9 Bảng nguyên tử
4.6 Hàm nhớ
4.7 Kiểm chứng
4.8 QR Code
4.9 Thống kê
- Bật / Tắt cột tần số
- Xác định các số đặc trưng (trung bình cộng, tứ phân vị, phương sai, độ lệch chuẩn)
- Phương trình hồi quy tuyến tính y = ax + b
- Phân phối chuẩn tắc
4.10 Phân phối
4.11 Bảng tính
4.12 Bảng giá trị
4.13 Phương trình và hệ phương trình
- Hệ hai phương trình
- Hệ ba phương trình
- Hệ bốn phương trình
- Bật / Tắt nghiệm phức của phương trình
- Phương trình bậc hai
- Phương trình bậc ba
- Phương trình bậc bốn
- Gán nghiệm của phương trình vào biến nhớ
- Cực trị của hàm số bậc hai
- Cực trị của hàm số bậc ba
- Solver nghiệm của phương trình
4.14 Bất phương trình
4.15 Số phức
- Cộng, trừ, nhân, chia số phức
- Lũy thừa, khai căn bậc hai số phức
- Acgumen, số phức liên hợp
- Phần thực, phần ảo, môđun số phức
- Chuyển đổi số phức từ dạng đại số sang dạng lượng giác
- Chuyển đổi số phức từ dạng lượng giác sang dạng đại số
4.16 Hệ cơ số
- Chuyển đổi hệ cơ số
4.17 Ma trận
- Cộng, nhân hai ma trận ma trận
- Ma trận nghịch đảo
- Ma trận bình phương, lập phương
- Định thức
- Ma trận đơn vị, chuyển vị
4.18 Véc tơ
- Cộng hai, ba, bốn véc tơ
- Độ dài véc tơ
- Tích vô hướng, tích có hướng của hai véc tơ
- Góc tạo bởi hai véc tơ
- Chuẩn hóa véc tơ
4.19 Hộp Toán học
- Sử dụng Hộp Toán học
- Hoạt động gieo xúc xắc
- Hoạt động tung đồng xu
- Biểu diễn tập nghiệm trên trục số
- Biểu diễn góc trên đường tròn lượng giác
4.20 Thông tin kỹ thuật
- Thông báo không có toán tử No Operator
- Lỗi đối số Argument ERROR
- Thông báo không giải được Cannot Solve
- Lỗi vòng lập Circular ERROR
- Lỗi kích thước Dimension ERROR
- Lỗi phép tính Math ERROR
- Lỗi bộ nhớ Memory ERROR
- Thông báo không xác định Not Defined
- Lỗi phạm vi Range ERROR
- Lỗi nhóm phép tính Stack ERROR
- Lỗi cú pháp Syntax ERROR
- Thông báo hế thời gian Time Out
- Lỗi biến số Variable ERROR
- Thay pin
5 Một số chú ý
Việc vận dụng kiến thức Toán học, kết hợp các tính năng với nhau để giải một bài toán nào đó được gọi là thủ thuật
Chẳng hạn phân tích một số ra thừa số nguyên tố là tính năng, kiểm tra một số có phải số nguyên tố là thủ thuật
Trong phạm vi của series các thủ thuật máy tính cầm tay vẫn được hướng dẫn nhưng không nhiều, mình sẽ hướng dẫn chi tiết trong những series tiếp theo
Ngoài ra các bạn cũng nên biết danh sách các bài viết sẽ được cập nhật liên tục và thứ tự các bài viết có thể sẽ thay đổi theo thời gian
6 Sách hướng dẫn sử dụng
Tính đến thời điểm hiện tại sách hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 880 BTG vẫn còn khá hạn chế
Hiện tại chỉ có một quyển duy nhất là Cẩm nang sử dụng máy tính khoa học CASIO fx 880 BTG
7 Lời kết
Hy vọng series hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 880 BTG trên nhutnguyenminh.com sẽ hữu ích
Sớm trở thành một người đồng hành của bạn trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường và cả ở giảng đường Đại học
Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những series tiếp theo
bấm f(x)= đề bài rồi ấn exe lại không ra gì là sao ạ
Khi nhập xong biểu thức và nhấn EXE, máy tính cầm tay CASIO fx 880 BTG sẽ tự động lưu biểu thức vào f(x), lúc bấy giờ bạn chỉ cần gọi f(x) ra và sử dụng (tính giá trị, tìm nghiệm, đạo hàm, tích phân, …)
Dạ làm sao để tắt máy ạ
Nhấn phím SHIFT rồi nhấn phím AC
Tôi muốn có tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính 880 và tài liệu ôn giải toán 9 qua máy tính này
Dấu “=” sao mình bấm shift + ” ( ” mà nó k ra nhỉ
có cách nào bấm đc ko?
Không ấn được shift+ = vậy ạ
có cách nào sửa kh ạ
Tôi muốn hỏi làm sao khi mình tính toán thì kết quả sẽ có dấu phân cách hàng triệu hàng nghìn
(Vd: 1.000.000) máy tính hiện nay khi ra kết quả là 1000000, rất khó nhìn. Mong add hỗ trợ sớm. Cảm ơn rất nhiều
Cài đặt On / Mở tính năng Digit Separator / dấu phân cách ba chữ số bạn nhá. Chi tiết các bước cài đặt xem https://nhutnguyenminh.com/cai-dat-dau-phan-cach-chu-so-cho-casio-fx-880-btg/