Thứ năm, Tháng chín 19, 2024
Toán học THPT

Tính giá trị lượng giác của một góc và ngược lại bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Bài này thuộc phần 2 trong 7 phần của series Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X vào chương trình Toán THPT

Khi biết số đo của một góc cho trước chúng ta có thể tính được các giá trị lượng giác (\sin, \cos, \tan\cot) tương ứng

Ngược lại khi biết giá trị lượng giác của một góc chúng ta cũng có thể tính được số đo của góc đó

Với sự giúp đỡ của máy tính CASIO fx-580VN X chúng ta dễ dàng tính được giá trị lượng giác của một góc hoặc tìm ra số đo của góc đó

Tuy nhiên khi tính \cot hoặc arccot thì nhiều bạn chưa làm được, nguyên nhân là do máy tính CASIO fx-580VN X không hỗ trợ phím \cot và phím \cot^{-1}

1 Giá trị lượng giác của các góc đặc biệt

Chúng ta nên ghi nhớ các giá trị lượng giác của các góc được trình bày trong bảng bên dưới vì chúng rất thường gặp và cũng không khó nhớ

x0\dfrac{\pi}{6}\dfrac{\pi}{4}\dfrac{\pi}{3}\dfrac{\pi}{2}
\sin x0\dfrac{1}{2}\dfrac{\sqrt{2}}{2}\dfrac{\sqrt{3}}{2}1
\cos x1\dfrac{\sqrt{3}}{2}\dfrac{\sqrt{2}}{2}\dfrac{1}{2}0
\tan x0\dfrac{\sqrt{3}}{3}1\sqrt{3}\parallel
\cot x\parallel\sqrt {3}1\dfrac{\sqrt{3}}{3}0

2 Thiết lập đơn vị góc

Trước khi thực hiện các thao tác tính toán với các hàm lượng giác chúng ta cần thiết lập đơn vị góc của máy tính phù hợp với đơn vị góc của biểu thức cần tính

Thiết lập Radian làm đơn vị góc mặc định

Bước 1 Nhấn phím SETUP (nhấn phím SHIFT rồi nhấn phím MENU)

Bước 2 Chọn cấu hình Angle Unit

Bước 3 Chọn đơn vị góc Radian

Trường hợp bạn muốn thiết lập Độ làm đơn vị góc mặc định thì ở Bước 2 bạn hãy chọn Degree

3 Tính giá trị lượng giác của một góc

Nếu không có yêu cầu cụ thể, khi tính giá trị lượng giác của một góc chúng ta cần tính cả bốn giá trị \sin, \cos, \tan\cot

Bước 1 Nhập các hàm lượng giác

  • Các hàm \sin, \cos, \tan được nhập vào bằng cách nhấn trực tiếp vào các phím \sin, \cos, \tan
  • Hàm \cot không thể nhập trực tiếp nên chúng ta sẽ nhập thông qua phím \tan, cụ thể chúng ta sẽ nhập \dfrac{1}{\tan(\square)} hoặc \tan(\square)^{-1}

Bước 2 Nhập số đo góc

Bước 3 Nhấn phím =

Ví dụ 3

Tính giá trị lượng giác của góc \dfrac{2\pi}{3}

Các giá trị \sin\left(\dfrac{2\pi}{3}\right), \cos\left(\dfrac{2\pi}{3}\right), \tan\left(\dfrac{2\pi}{3}\right) có thể tính được một cách dễ dàng

Giá trị \cot \left(\dfrac{2\pi}{3}\right) bạn có thể tính bằng một trong hai phương pháp

  • Phương pháp 1 Tính thông qua hàm \cos và hàm \sin
  • Phương pháp 2 Tính thông qua hàm \tan

4 Tìm số đo của góc khi biết giá trị lượng giác

Bước 1 Nhập các hàm lượng giác ngược

  • Các hàm lượng giác ngược \arcsin, \arccos, \arctan được nhập bằng cách nhấn trực tiếp vào các phím sin^{-1}, cos^{-1}, tan^{-1}
  • Hàm arccot không thể nhập trực tiếp nên chúng ta sẽ nhập thông qua phím \arctan, cụ thể chúng ta sẽ nhập \arctan\left(\dfrac{1}{\square}\right) hoặc \arctan(\square^{-1})

Bước 2 Nhập giá trị lượng giác

Bước 3 Nhấn phím =

Ví dụ 4

Tìm số đo của góc x tương ứng với từng trường hợp \sin(x)=1, \cos(x)=\dfrac{1}{2}, \tan(x)=\dfrac{\sqrt{3}}{3}\cot(x)=\sqrt{3}

Số đo của góc x tương ứng với các giá trị \sin(x)=1, \cos(x)=\dfrac{1}{2}, \tan(x)=\dfrac{\sqrt{3}}{3} có thể tính được một cách dễ dàng

Số đo của góc x tương ứng với giá trị \cot(x)=\sqrt{3} bạn có thể tính bằng một trong hai cách

  • Cách 1 Tính thông qua phím
  • Cách 2 Tính thông qua phím

5 Tính giá trị của biểu thức có chứa các hàm lượng giác

Khi tính toán với các biểu thức có chứa các hàm lượng giác thì công việc đầu tiên cần thực hiện là thiết lập đơn vị góc của máy tính phù hợp với biểu thức cần tính

Tuy nhiên có trường hợp trong cùng một biểu thức nhưng mỗi hàm lượng giác khác nhau lại sử dụng một đơn vị góc khác nhau

Chẳng hạn biểu thức \sin(30)+\cos\left(\dfrac{\pi}{4}\right) vừa sử dụng đơn vị Độ vừa sử dụng đơn vị Radian

Câu hỏi được đặt ra là nếu gặp biểu thức như trên thì thiết lập như thế nào?

Giả sử rằng máy tính của mình đang thiết lập Độ làm vị góc mặc định

  • Phương pháp 2 Khai báo cho máy tính biết góc \dfrac{\pi}{4}\right có đơn vị là Radian
Ví dụ 5

Tính giá trị biểu thức \sin(30)+\cos\left(\dfrac{\pi}{4}\right)

Phương pháp 1 Chuyển số đo góc từ Radian sang Độ

Bước 1 Chuyển \dfrac{\pi}{4} sang Độ

Bước 2 Nhập biểu thức \sin(30)+\cos(45)

Vậy \sin(30)+\cos\left(\dfrac{\pi}{4}\right)=\dfrac{1+\sqrt{2}}{2}

Phương pháp 2 Khai báo cho máy tính biết góc \dfrac{\pi}{4}\right có đơn vị là Radian

Bước 1 Nhập biểu thức \sin(30)+\cos\left(\dfrac{\pi}{4}\right)

Bước 2 Khai báo đơn vị góc là Radian cho góc \dfrac{\pi}{4} (nhấn phím OPTN rồi nhấn phím 2)

Vậy \sin(30)+\cos\left(\dfrac{\pi}{4}\right)=\dfrac{1+\sqrt{2}}{2}

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
Bài viết cùng Serie<< Chuyển đổi số đo góc từ Độ sang Radian và ngược lại bằng máy tính CASIO fx-580VN XViết phương trình đường thẳng, đường tròn và Parabol bằng máy tính CASIO fx-580VN X >>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *