Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Tự do

Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng máy tính CASIO fx-580VN X

Xin chào tất cả các bạn, hôm nay mình sẽ liệt kê một số sai lầm thường gặp khi sử dụng máy tính CASIO fx-580VN X

Với mỗi sai lầm mình đều cho ví dụ minh họa, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục

Tất cả những đều này sẽ giúp các bạn tránh được những sai lầm không đáng có, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, giảng dạy

1 Sai lầm trong các phương thức tính toán

1.1 Tính toán cơ bản

1.1.1 Tính năng CALC

Tính năng CALC là một trong những tính năng được sử dụng thường xuyên nhất

Tính năng này cho phép chúng ta tính giá trị của một biểu thức bất kì

Ví dụ 1.1.1

Tính giá trị của biểu thức x^2+2x+3 khi x=\dfrac{2+\sqrt{3}}{5}

Bước 1 Nhập biểu thức x^2+2x+3

Bước 2 Nhấn phím CALC => nhập \dfrac{2+\sqrt{3}}{5} => nhấn phím =

Vậy giá trị cần tìm là  \dfrac{58+6 \sqrt{15}}{5}

Kết luận trên là SAI vì khi nhấn phím CALC máy tính chuyển từ MathI sang LineI nên giá trị 2+\surd(3 \div 5) được hiểu là \dfrac{10+ \sqrt{15}}{5}

Khi nhập các giá trị có chứa phân số, căn thức bạn cần chú ý mở, đóng các dấu ngoặc cho chính xác hoặc gán vào biến nhớ trước nhập biểu thức

Vậy giá trị cần tìm là \approx 5.049948452

1.1.2 Tính năng SOLVE

Tương tự như tính năng CALC, tính năng SOLVE cũng là một trong những tính năng được sử dụng thường xuyên nhất

Tính năng SOLVE cho phép dò tìm nghiệm của một phương trình bất kì

Ví dụ 1.1.2.1

Giải phương trình \dfrac{x+3}{x(x-1)}+\dfrac{3}{x}-\dfrac{2-x}{x-1}=0

Bước 1 Nhập vế trái của phương trình \dfrac{x+3}{x(x-1)}+\dfrac{3}{x}-\dfrac{2-x}{x-1}

Bước 2 Nhấn phím SOLVE => nhập giá trị x ban đầu (mình sẽ nhập 0) => nhấn phím = > nhấn phím =

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm

Kết luận trên là SAI vì phương trình đã cho có một nghiệm là -2

Thông báo Cannot Solve không có nghĩa là phương trình vô nghiệm, có hai nguyên nhân dẫn đến thông báo này

  • Giá trị x ban đầu không phù hợp
  • Phương trình vô nghiệm

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào giúp chúng ta phân biệt được thông báo trên đến từ nguyên nhân nào

Khi gặp thông báo Cannot Solve bạn hãy thử dò tìm lại với một vài giá trị x ban đầu khác thuộc tập xác định của phương trình

Với giá trị x ban đầu bằng -1 phương trình đã cho có một nghiệm là -2

Vậy phương trình đã cho có một nghiệm là -2

Ví dụ 1.1.2.2

Giải phương trình \sqrt{x^2+4x+1}-(x+2)=0

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là  10~000~000

Kết luận này là SAI vì phương trình vô nghiệm

Thật vậy \sqrt{x^2+4x+1}-(x+2)=0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \geq -2\\ 1=4 \end{array}\right.

Nguyên nhân

f(x): \sqrt{x^2+4x+1}g(x): x+2

Suy ra f(10^7)=\sqrt{100~000~040~000~001}g(10^7) = 10~000~002

Xét biểu thức \sqrt{100~000~040~000~001}-10~000~002 = 1.499 999 700 000 071 249 981 250 005 268 748 451 250 470 413 916 020 359 010 \cdots \times 10^{-7}

Giá trị vừa tìm được tiệm cận giá trị 0 nên máy tính mới hiểu nhằm 10^7 là nghiệm của phương trình

Giải pháp

Nếu phương trình có dạng \sqrt{ax^2+bx+c}=dx+e trong đó a=d^2b=2dec \neq e^2 thì máy tính sẽ dò tìm được nghiệm là 10^7 trong khi phương trình vô nghiệm

Nếu nghiệm dò tìm được có dạng a \times 10^n với a \in R^*, n \in N^* thì cần kiểm tra lại bằng phương thức tính toán Table

Bước 1 Nhập vế trái của phương trình \sqrt{x^2+4x+1}-(x+2)

Bước 2 Nhập Start=10^7-14, End=10^7+14, Step=1

Bước 3 Nhấn phím =

Qua sát bảng giá trị ta thấy tất cả các giá trị của x đều làm cho f(x) bằng 0 nên 10^7 không là nghiệm của phương trình đã cho

Chú ý 1.1.2

Không nên sử dụng tính năng CALC để kiểm tra vì tính năng này cũng ngáo sửu trong trường hợp này

1.1.3 Hiểu sai tính năng của phím bấm

Ví dụ 1.1.3.1

Tính giá trị của biểu thức \dfrac{1}{\tan(15)}

Vậy giá trị cần tìm là  \approx 86.18592517

Kết luận trên là SAI vì phím \tan^{-1} là hàm lượng giác ngược \arctan chứ không phải nghịch đảo của hàm lượng giác \tan

Tương tự \sin^{-1}, \cos^{-1} lần lượt là các hàm lượng giác ngược \arcsin, \arccos chứ không phải là nghịch đảo của các hàm lượng giác \sin, \cos

Vậy giá trị cần tìm là 2+\sqrt{3}

Ví dụ 1.1.3.2

Giải phương trình lượng giác \tan x =2-\sqrt{3}

Vậy nghiệm của phương trình là x=15+k180 với k \in Z

nPrChỉnh hợp
nCrTổ hợp
GCDƯớc chung lớn nhất
LCMBội chung nhỏ nhất
PolChuyển sang toạ độ cực
RecChuyển sang toạ chữ nhật
IntSố nguyên của giá trị
IntgSố nguyên lớn nhất không vượt quá giá trị (hàm phần nguyên)
Một số phím bấm thường nhầm lẫn

Cố gắng nhớ kĩ ý nghĩa của các phím bấm, nếu quên bạn có thể thử với các giá trị đơn giản, các giá trị mà bạn đã biết trước kết quả

Ví dụ 1.1.3.3

Phân biệt tính năng của phím bấm GCD và LCM

Dễ thấy 2,3 có ước chung lớn nhất là 1

Vậy tính năng của phím bấm GCD là tìm ước chung lớn nhất và LCM là tìm bội chung nhỏ nhất

1.2 Tính toán ma trận

1.2.1 Tính năng Identity

Tính năng Identity cho phép tạo ma trận đơn vị cấp 1, 2, 3 ,4

Ví dụ 1.2.1

Tạo ma trận đơn vị cấp 4 \times 4

Để tìm ma trận đơn vị cấp 4 \times 4 bạn hãy chọn Identity rồi nhập cấp của ma trận chứ không phải chọn ma trận

1.2.2 Ma trận bình phương, lập phương và nghịch đảo

Ví dụ 1.2.2

Cho ma trận A=\left[\begin{array}{cccc} 2&9&5&2\\ 0&6&6&6\\ 0&1&8&3\\ 5&0&3&4 \end{array} \right] tìm ma trận A^2

Để tìm ma trận A^2 bạn hãy nhấn phím x^2 chứ không phải nhấn phím x^{\square} rồi nhấn phím 2

Tổng quát để tìm ma trận bình phương, ma trận lập phương, ma trận nghịch đảo chúng ta lần lượt nhấn các phím x^2, x^3, x^{-1}

1.3 Tính toán véctơ

Ví dụ 1.3

Tính tích vô hướng và tích của hướng của \vec{a}=(8, 1, 7), \vec{b}=(7, 7, 7)

Bước 1 Định nghĩa VctA=\vec{a}, VctB=\vec{b}

Bước 2 Tính tích vô hướng \vec{a} \cdot \vec{b}

Bước 3 Tính tích có hướng [\vec{a}, \vec{b}]

Vậy tích vô hướng và tích có hướng của  \vec{a} \vec{b} lần lượt là  (-42, -7, 49) 112

Kết luận trên là SAI vì tích vô hướng là một số, tích có hướng là một véctơ

Nhầm lẫn giữa tính năng tính tích vô hướng và phím bấm tích có hướng

  • Tính năng Dot Product cho phép tính tích vô hướng của hai véctơ
  • Phím bấm \times trong phương thức tính toán Vector cho phép tính tích có hướng của hai véctơ

1.4 Tính toán thống kê

1.4.1 Phương sai và độ lệch chuẩn

Máy tính CASIO fx-580VN X cung cấp cho chúng ta hai phương sai và hai độ lệch chuẩn

  • \sigma^2_x phương sai
  • \sigma_x độ lệch chuẩn
  • s^2_x phương sai
  • s_x độ lệch chuẩn

Tùy thuộc yêu cầu cụ thể khi tính toán thống kê mà chúng ta sẽ lựa chọn sử dụng cho phù hợp

Phương sai và độ lệnh giống như định nghĩa trong sách giáo khoa Đại số 10 là \sigma^2_x, \sigma_x

    \[\sigma^2_x=\sqrt{\dfrac{\sum(x-\bar{x})^2}{n}}, \sigma_x=\dfrac{\sum(x-\bar{x})^2}{n}\]

1.4.2 Biến đôi  (x, y) hồi quy tuyến tính

Khi xử lí số liệu thống kê tìm phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm của y theo xy=ax+b, chúng ta thường hay nhầm lẫn hệ số aA và hệ số bB

Phương trình hồi quy tuyến tính trên máy tính CASIO fx-580VN X có dạng y=A+Bx do đó giá trị của hệ số a là giá trị của B và giá trị của hệ số b là giá trị của A

2 Sai lầm khi thiết lập đơn vị góc

Máy tính CASIO fx-580VN X hỗ trợ ba loại đơn vị góc là Degree – Độ, Radian – Ra đi an, Gradian – Gra di an

Quan sát chỉ báo trên màn hình chúng ta dễ dàng biết được máy tính đang thiết lập đơn vị góc nào

DegreeRadianGradian

Tùy thuộc vào từng bài toán cụ thể mà chúng ta sẽ thiết lập đơn vị góc cho phù hợp

Ví dụ 2

\sin(90) thì thiết lập đơn vị góc là Degree, \int_0^\pi sin(x) dx hoặc \dfrac{d}{dx}(\sin(x))|_{x=\pi} thì thiết lập đơn vị góc là Radian

3 Sai lầm khác

3.1 Mua nhầm máy tính giả

Sai lầm này có lẽ là sai lầm nghiêm trọng nhất cũng như tốn kèm nhất

  • Các linh kiện cấu thành bo mạch có chất lượng thấp, hư hỏng bất cứ lúc nào
  • Tốc độ xử lí chậm
  • Hoạt động không ổn định
  • Chương trình được lập trình một cách cấu thả dẫn đến dễ sai số trong quá trình tính toán

Giải pháp đơn giản nhất và hữu hiệu nhất là chọn nhà cung cấp uy tính

Hiện tại có nhiều nhà cung cấp uy tính, mình xin giới thiệu đến các bạn hai nhà cung cấp uy tính là TIKIBITEXSHOP

  • Ưu điểm của TIKI là giá cả cạnh tranh
  • Ưu điểm của BITEXSHOP là thời gian bảo hành

3.2 Mua pin có chất lượng kém

Pin mà máy tính CASIO fx-580VN X sử dụng là pin AAA R03, bạn nên tìm mua chính xác loại pin này

Nếu mua nhằm pin chất lượng kém thì thời gian sử dụng giảm, hết pin bất cứ lúc nào, thậm chí gây hư hỏng bo mạch

3.3 Không gắn lại nắp gài

Bất cứ khi nào, lúc sử dụng cũng như lúc không sử dụng chúng ta đều nên gắn lại nắp gài

Nắp gài này được thiết kế đặc biệt giảm thiểu khả năng hư hỏng nếu lỡ làm rơi hoặc bị chèn ép khi để trong cặp

3.4 Không tháo pin khi không sử dụng trong thời gian dài

Cho dù máy tính vẫn hoạt động bình thường chúng ta cũng cần thay pin ít nhất hai năm một lần

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *