Skip to content
Nguyễn Minh Nhựt
  • GIỚI THIỆU
  • CHUYÊN MỤC
    • CASIO Fx-580 VNX
    • CASIO Fx-880 BTG
    • Toán học THCS
    • Toán học THPT
    • Kỳ thi THPT Quốc gia
    • Tổng hợp
  • SERIES
    • Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X trong Kỳ thi THPT Quốc gia
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X vào chương trình Toán THCS
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X vào chương trình Toán THPT
  • BLOG
  • SHOP
  • LIÊN HỆ
Nguyễn Minh Nhựt
  • Home » 
  • Toán học THPT » 
  • Lập tam giác Pascal bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Lập tam giác Pascal bằng máy tính CASIO fx-580VN X

By Nhut Nguyen Minh 0
Bài này thuộc phần 6 trong 7 phần của series Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X vào chương trình Toán THPT

Tam giác Pascal là một mảng tam giác của các hệ số nhị thức

Người ta thường sử dụng tam giác này để khai triển các hằng đẳng thức $(x+y)^2$, $(x-y)^2$, $(x+y)^3$, $(x-y)^3$ và tổng quát là khai triển $(x \pm y)^n$

Có nhiều phương pháp để lập tam giác Pascal, hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn hai phương pháp mà mình thường sử dụng

Mục lục nội dung

Toggle
  • 1 Dựa vào kiến thức Toán học
  • 2 Dựa vào kiến thức máy tính CASIO fx-580VN X
  • 3 Ứng dụng khai triển biểu thức

1 Dựa vào kiến thức Toán học

Bước 1 Dòng thứ nhất viết một số $1$

Bước 2 Dòng thứ nhì viết hai số $1$

Bước 3 Dòng thứ ba

  • Bước 3.1 Số đầu tiên và số cuối cùng viết số $1$
  • Bước 3.2 Số ở giữa bằng tổng của hai số ở hàng thứ nhì

Bước 4 Thực hiện tương tự Bước 3 để hoàn thành các dòng tiếp theo

Tám dòng đầu tiên của tam giác Pascal
Chú ý 1
  • Số đầu tiên và số cuối cùng của một dòng luôn là số $1$
  • Dòng thứ $n$ có $n$ số hạng
  • Dòng thứ $n$ tương ứng với bậc $n-1$

2 Dựa vào kiến thức máy tính CASIO fx-580VN X

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là bạn có thể lập được một dòng bất kì của tam giác, không phụ thuộc vào dòng phía trên

Bước 1 Nhập biểu thức $(1+100)^x$

Bước 2 Nhấn phím CALC

Bước 3 Nhập $0$

Bước 4 Nhấn phím $=$

Bước 5 Thực hiện lại Bước 2, Bước 3, Bước 4 với $1, 2, 3, 4, 5, 6, 7$

Bước 6 Vì $x=5, 6, 7$ cho kết quả tính toán tràn màn hình nên chúng ta cần xử lí lại

Suy ra $(1+100)^5=10510100501$

Suy ra $(1+100)^6=1061520150601$

Chú ý 2.1

Vì chữ số ngay bên trái dấu $\times$ là chữ số $1$ nên ta phải bỏ ở một vị trí khác. Ở đây mình sẽ bỏ đi chữ số ngay bên trái chữ số này tức chữ số $5$

Suy ra $(1+100)^7=107213535210701$

Chú ý 2.2
  • Màn hình hiển thị $210700$ nhưng mình lại suy ra $210701$ là vì giá trị $(1+100)^7$ đã tiệm cận khả năng nhớ của máy tính nên nó không còn chính xác
  • Giá trị tiệm cận là những giá trị có dạng $a \times 10^{14}$ với $a \in R^*$
  • Khi xử lí kết quả tính toán tràn màn hình là nếu chữ số cuối cùng là chữ số $0$ thì chúng ta nên kiểm tra lại

Bước 7 Hoàn thành tam giác Pascal

  • Thêm chữ số $0$ vào đầu mỗi kết quả tính toán để tam giác cân đối, tránh sai sót khi sử dụng
  • Tách mỗi kết quả tính toán thành từng đôi theo chiều từ phải sang trái

Do hạn chế của máy tính CASIO fx-580VN X nên chúng ta chỉ có thể lập được tám dòng tức lập được bảy bậc

Nếu muốn lập đến bậc cao hơn thì bạn có thể lập thủ công bằng cách sử dụng các kiến thức Toán học

Cao thì cao nhưng cũng chỉ từ bậc mười trở xuống, nếu cao hơn thì nên sử dụng công thức nhị thức Newton

$(a+b)^{n}=C_{n}^{0} a^{n}+C_{n}^{1} a^{n-1} b+\ldots+C_{n}^{k} a^{n-k} b^{k}+\ldots+C_{n}^{n-1} a b^{n-1}+C_{n}^{n} b^{n}$

3 Ứng dụng khai triển biểu thức

Vì mục đích chính là hướng dẫn cho các bạn biết cách ứng dụng tam giác Pascal vào việc khai triển nhị thức, xa hơn là đa thức, phân thức nên các ví dụ minh họa mà mình lựa chọn rất đơn giản

Ví dụ 3.1

Khai triển $(x+y)^2$

Bước 1 Xác định hệ số của các hạng tử và dấu của chúng

  • Xem dòng thứ ba của tam giác Pascal
  • Dấu của các hạng tử là dấu $+$

$+1+2+1$

Bước 2 Biểu diễn $x$, tương ứng với mỗi hạng tử bậc của $x$ sẽ giảm dần từ $2$ đến $0$

$+1x^2+2x^1+1x^0$

Bước 3 Biểu diễn $y$, tương ứng với mỗi hạng tử bậc của $y$ sẽ tăng dần từ $0$ đến $2$

$+1x^2y^o+2x^1y^1+1x^0y^2$

Bước 4 Rút gọn biểu thức

$x^2+2xy+y^2$

Vậy $(x+y)^2=x^2+2xy+y^2$

Ví dụ 3.2

Khai triển $(x-y)^3$

Bước 1 Xác định hệ số của các hạng tử và dấu của chúng

  • Xem dòng thứ tư của tam giác Pascal
  • Dấu của các hạng tử là dấu $+$ và $-$ đan xen (dấu của hạng tử đầu tiên là dấu $+$)

$+1-3+3-1$

Bước 2 Biểu diễn $x$, tương ứng với mỗi hạng tử bậc của $x$ sẽ giảm dần từ $3$ đến $0$

$+1x^3-3x^2+3x^1-1x^0$

Bước 3 Biểu diễn $y$, tương ứng với mỗi hạng tử bậc của $y$ sẽ tăng dần từ $0$ đến $3$

$+1x^3y^0-3x^2y^1+3x^1y^2-1x^0y^3$

Bước 4 Rút gọn biểu thức

$x^3-3x^2y+3xy^2-y^3$

Vậy $(x-y)^3=x^3-3x^2y+3xy^2-y^3$

Ví dụ 3.3

Khai triển $(2x+3y)^2$

Bước 1 Xác định hệ số của các hạng tử và dấu của chúng

  • Xem dòng thứ ba của tam giác Pascal
  • Dấu của các hạng tử là dấu $+$

$+1+2+1$

Bước 2 Biểu diễn $2x$, tương ứng với mỗi hạng tử bậc của $2x$ sẽ giảm dần từ $2$ đến $0$

$+1(2x)^2+2(2x)^1+1(2x)^0$

Bước 3 Biểu diễn $3y$, tương ứng với mỗi hạng tử bậc của $3y$ sẽ tăng dần từ $0$ đến $2$

$+1(2x)^2(3y)^0+2(2x)^1(3y)^1+1(2x)^0(3y)^2$

Bước 4 Rút gọn biểu thức

$4x^2+12xy+9y^2$

Vậy $(2x+3y)^2=4x^2+12xy+9y^2$

Ví dụ 3.4

Khai triển $\left(\dfrac{2}{x}-\dfrac{3}{y}\right)^3$

Bước 1 Xác định hệ số của các hạng tử và dấu của chúng

  • Xem dòng thứ tư của tam giác Pascal
  • Dấu của các hạng tử là dấu $+$ và $-$ đen xen (dấu của hạng tử đầu tiên là dấu $+$)

$+1-3+3-1$

Bước 2 Biểu diễn $\dfrac{2}{x}$, tương ứng với mỗi hạng tử bậc của $\dfrac{2}{x}$ sẽ giảm dần từ $3$ đến $0$

$+1\left(\dfrac{2}{x}\right)^3-3\left(\dfrac{2}{x}\right)^2+3\left(\dfrac{2}{x}\right)^1-1\left(\dfrac{2}{x}\right)^0$

Bước 3 Biểu diễn $\dfrac{3}{y}$, tương ứng với mỗi hạng tử bậc của $\dfrac{3}{y}$ sẽ tăng dần từ $0$ đến $3$

$+1\left(\dfrac{2}{x}\right)^3\left(\dfrac{3}{y}\right)^0-3\left(\dfrac{2}{x}\right)^2\left(\dfrac{3}{y}\right)^1+3\left(\dfrac{2}{x}\right)^1\left(\dfrac{3}{y}\right)^2-1\left(\dfrac{2}{x}\right)^0\left(\dfrac{3}{y}\right)^3$

Bước 4 Rút gọn biểu thức

$\dfrac{8}{x^3}-\dfrac{36}{x^2y}+\dfrac{54}{xy^2}-\dfrac{27}{y^3}$

Vậy $\left(\dfrac{2}{x}-\dfrac{3}{y}\right)^3=\dfrac{8}{x^3}-\dfrac{36}{x^2y}+\dfrac{54}{xy^2}-\dfrac{27}{y^3}$

Ví dụ 3.5

Khai triển $(x+y+z)^2$

Dễ thấy $(x+y+z)^2=[(x+y)+z]^2$

Bước 1 Xác định hệ số của các hạng tử và dấu của chúng

  • Xem dòng thứ ba của tam giác Pascal
  • Dấu của các hạng tử là dấu $+$

$+1+2+1$

Bước 2 Biểu diễn $(x+y)$, tương ứng với mỗi hạng tử bậc của $(x+y)$ sẽ giảm dần từ $2$ đến $0$

$+1(x+y)^2+2(x+y)^1+1(x+y)^0$

Bước 3 Biểu diễn $z$, tương ứng với mỗi hạng tử bậc của $z$ sẽ tăng dần từ $0$ đến $2$

$+1(x+y)^2z^o+2(x+y)^1z^1+1(x+y)^0z^2$

Vì $(x+y)^2=x^2+2xy+y^2$ nên $+1(x^2+2xy+y^2)z^o$ $+$ $2(x+y)^1z^1$ $+$ $1(x+y)^0z^2$

Bước 4 Rút gọn biểu thức

$x^2+2xy+y^2+2xz+2yz+z^2$

Vậy $(x+y+z)^2=x^2+2xy+y^2+2xz+2yz+z^2$

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger
Bài viết cùng Serie<< Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng bằng máy tính CASIO fx-580VN XGiải phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính CASIO fx-580VN X >>
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS

Related Posts

Categories Toán học THPT Lập tam giác Pascal bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Giải phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Categories Toán học THPT Lập tam giác Pascal bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Categories Toán học THPT Lập tam giác Pascal bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Xét vị trí tương đối của hai mặt phẳng bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Leave a Comment Hủy

Archives

  • Tháng mười một 2023
  • Tháng 9 2023
  • Tháng 3 2023
  • Tháng 2 2023
  • Tháng 1 2023
  • Tháng 12 2022
  • Tháng mười một 2022
  • Tháng 10 2022
  • Tháng 9 2022
  • Tháng 8 2022
  • Tháng 3 2022
  • Tháng 10 2021
  • Tháng 9 2021
  • Tháng 8 2021
  • Tháng 7 2021
  • Tháng 6 2021
  • Tháng 5 2021
Copyright © 2025 Nguyễn Minh Nhựt - Powered by KienNguyen9x
Offcanvas
Offcanvas

  • Lost your password ?