Skip to content
Nguyễn Minh Nhựt
  • GIỚI THIỆU
  • CHUYÊN MỤC
    • CASIO Fx-580 VNX
    • CASIO Fx-880 BTG
    • Toán học THCS
    • Toán học THPT
    • Kỳ thi THPT Quốc gia
    • Tổng hợp
  • SERIES
    • Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X trong Kỳ thi THPT Quốc gia
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X vào chương trình Toán THCS
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X vào chương trình Toán THPT
  • BLOG
  • SHOP
  • LIÊN HỆ
Nguyễn Minh Nhựt
  • Home » 
  • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X trong Kỳ thi THPT Quốc gia (Page 2)

Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X trong Kỳ thi THPT Quốc gia

Tính tích phân bằng máy tính Casio fx-580VN X

Bài này thuộc phần 11 trong 12 phần của series Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X trong Kỳ thi THPT Quốc gia

Tích phân không xác định (nguyên hàm) không thể tính trực tiếp bằng máy tính Casio fx-580VN X nhưng tích phân xác định (tích phân) có thể tính được một cách dễ dàng

Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách tính tích phân của một hàm số bất kì. Đồng thời đề xuất hướng giải quyết khi kết quả là số vô tỉ

1 Trường hợp kết quả là số hữu tỉ

Câu 17, Đề thi tham khảo, Năm 2021

Tích phân $\int_1^2 x^3 dx$ bằng

A. $\dfrac{15}{3}$

B. $\dfrac{17}{4}$

C. $\dfrac{7}{4}$

D. $\dfrac{15}{4}$

Bước 1 Nhập tích phân $\int_1^2 x^3 dx$

Bước 2 Nhấn phím =

Vậy phương án D là đáp án

2 Trường hợp kết quả là số vô tỉ

Câu 22, Mã đề thi 101, Năm 2018

$\int_1^2 e^{3x-1} dx$ bằng

A. $\dfrac{1}{3}(e^5-e^2)$

B. $\dfrac{1}{3}e^5-e^2$

C. $e^5-e^2$

D. $\dfrac{1}{3}(e^5+e^2)$

Bước 1 Nhập tích phân $\int_1^2 e^{3x-1} dx$

Bước 2 Nhấn phím =

Bước 3 Chuyển các giá trị ở bốn phương án sang dạng hiển thị thập phân

$\dfrac{1}{3}(e^5-e^2):\dfrac{1}{3}e^5-e^2:e^5-e^2:\dfrac{1}{3}(e^5+e^2)$

Bước 4 Nhấn phím =

Vậy phương án A là đáp án

3 Trường hợp không yêu cầu tính giá trị của tích phân

Trường hợp không yêu cầu tính giá trị của tích phân thường nhằm hướng thí sinh giải bằng hình thức tự luận

Tuy nhiên nếu gặp các hàm dưới dấu tích phân phức tạp thì việc biến đổi sơ cấp (giải) sẽ tồn nhiều thời gian và công sức

Trong một số trường hợp chúng ta vẫn có thể sử dụng máy tính Casio fx-580VN X để hỗ trợ, rút ngắn thời gian tìm ra kết quả

Trường hợp này có rất nhiều dạng toán khác nhau nhưng mình chỉ trình bày thuật giải của dạng thường gặp nhất

Chú ý

Thiết lập chỉ sử dụng duy nhất hàm f(x) trước khi thực hiện thuật giải

Cho $\int_{a}^{b} f(x) d x=a_{1} \ln x_{1}+a_{2} \ln x_{2}+\ldots+a_{n} \ln x_{n}$ với $x_{1}, x_{2}, \ldots, x_{n}$ là các giá trị đã biết. Tìm các số hữu tỉ $a_{1}, a_{2}, \ldots, a_{n}$

Bước 1 Biến đổi sơ cấp $\int_{a}^{b} f(x) d x=a_{1} \ln x_{1}+a_{2} \ln x_{2}+\ldots+a_{n} \ln x_{n} \Leftrightarrow e^{\int_{a}^{b} f(x) d x}=x_{1}^{a_{1}} x_{2}^{a_{2}} \ldots x_{n}^{a_{n}}$

Bước 2 Chọn phương thức tính toán Table

Bước 3 Nhập tích phân $e^{x\int_{a}^{b} f(x) d x}$

Bước 4 Nhập $Start=1, End=45, Step=1$

Bước 5 Tìm và ghi nhớ những f(x) có giá trị là số hữu tỉ

Bước 6 Chọn phương thức tính toán Calculate

Bước 7 Sử dụng tính năng FACT phân tích tử số và mẫu số thành thừa số nguyên tố

Bước 8 Biến đổi sơ cấp rồi suy ra các giá trị $a_{1}, a_{2}, \ldots, a_{n}$

Câu 26, Mã đề thi 101, Năm 2018

Cho $\int_{16}^{55} \frac{dx}{x \sqrt{x+9}}=a \ln 2+ b \ln 5+ c \ln 11$ với $a, b, c$ là các số hữu tỉ. Mệnh đề nào dưới đây là đúng

A. $a-b=-c$

B. $a+b=c$

C. $a+b=3c$

D. $a-b=-3c$

Bước 1 Biến đổi sơ cấp $\int_{16}^{55} \frac{dx}{x \sqrt{x+9}}=a \ln 2+ b \ln 5+ c \ln 11 \Leftrightarrow e^{\int_{16}^{55} \frac{dx}{x \sqrt{x+9}} }=2^a5^b11^c$

Bước 2 Chọn phương thức tính toán Table

Bước 3 Nhập tích phân $e^{x \int_{16}^{55} \frac{dx}{x \sqrt{x+9}}}$

Bước 4 Nhập $Start=1, End=45, Step=1$

Bước 5 Tìm và ghi nhớ những f(x) có giá trị là số hữu tỉ

Quan sát bảng giá trị chúng ta nhận thấy $f(3)=1.818181818=\dfrac{20}{11}$

Bước 6 Chọn phương thức tính toán Calculate

Bước 7 Sử dụng tính năng FACT phân tích tử số và mẫu số thành thừa số nguyên tố

Suy ra $\dfrac{20}{11}=\dfrac{2^25^1}{11^1}$

Bước 8 Biến đổi sơ cấp rồi suy ra các giá trị $a_{1}, a_{2}, \ldots, a_{n}$

Vì $f(3)=\dfrac{20}{11}=\dfrac{2^25^1}{11^1}=2^25^111^{-1}$ nên $a=\dfrac{2}{3}, b=\dfrac{1}{3}, c=\dfrac{-1}{3}$

Vậy phương án A là đáp án

4 Ứng dụng trong Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia

...

$\int_0^\pi \sin(x) + \cos(x) dx$ bằng

A. $1$

B. $2$

C. $-2$

D. $1$

Bước 1 Nhập tích phân

Bước 2 Nhấn phím =

Vậy phương án B là đáp án

Câu 20, Mã đề thi 102, Năm 2018

$\int_{0}^{1} e^{3 x+1} dx$ bằng

A. $\dfrac{1}{3}\left(e^{4}-e\right)$

B. $e^{4}-e$

C. $\dfrac{1}{3}\left(e^{4}+e\right)$

D. $e^{3}-e$

Bước 1 Tính tích phân $\int_0^1 e^{3x+1} dx$

Bước 2 Chuyển đổi dạng thức hiển thị

Vậy phương án A là đáp án

Câu 27, Mã đề thi 102, Năm 2018

Cho $\int_{5}^{21} \frac{dx}{x \sqrt{x+4}}=a \ln 3+b \ln 5+c \ln 7$ với $a, b, c$ là các số hữu tỉ. Mệnh đề nào dưới đây đúng

A. $a+b=-2 c$

B. $a+b=c$

C. $a-b=-c$

D. $a-b=-2 c$

$\int_{5}^{21} \frac{dx}{x \sqrt{x+4}}=\frac{1}{2} \ln \left(\frac{15}{7}\right)= \frac{1}{2} \ln (3)+ \frac{1}{2} \ln (5)- \frac{1}{2}\ln (7)$

Vì $a=\frac{1}{2}, b=\frac{1}{2}, c=\frac{-1}{2}$ nên $a+b=-2 c$

Vậy phương án A là đáp án

Thuật giải vừa giới thiệu là thuật giải không hoàn toàn. Tức có một số bài cho dù rơi vào đúng dạng vẫn không giải được. Đây là một trong những nhược điểm “chết người” của các thủ thuật Casio

Tuy nhiên nhược điểm này chỉ gặp với các thủ thuật nâng cao, còn các thủ thuật cơ bản thì hầu như không bị

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger

Ứng dụng Casio fx-580VN X giải các dạng toán về số phức

Bài này thuộc phần 12 trong 12 phần của series Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X trong Kỳ thi THPT Quốc gia
  • Nhập số phức
  • Thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa và khai căn)
  • Tìm Argument
  • Tìm số phức liên hợp
  • Tìm phần thực và phần phần ảo
  • Chuyển đổi số phức từ dạng đại số sang dạng lượng giác và ngược lại

Tất cả các nội dung trên đều đã được hướng dẫn chi tiết trong Tính toán số phức bằng máy tính Casio fx-580VN X

Ở đây mình chỉ hướng dẫn giải phương trình $az+b \bar{z}=c$ và giải một số dạng toán thường gặp

Chú ý
  • Tất cả các thao tác trong bài viết này đều được thực hiện trong phương thức tính toán Complex
  • Thao tác nào thực hiện trong phương thức tính toán khác mình sẽ có chỉ dẫn cụ thể

1 Giải phương trình $\quicklatex{color=”00d084″ size=26} az+b \bar{z}=c$

Bước 1 Biến đổi phương trình đã cho về dạng $az+b \bar{z}=c$

Bước 2 Xác định các số phức $a, b, c$ tương ứng

Bước 3 Gán các số phức $a, b, c$ lần lượt vào biến nhớ A, B, C

Bước 4 Nhập biểu thức $\dfrac{CConjg(A)-Conjg(C) B}{|A|^{2}-|B|^{2}}$

Chú ý
  • Conjg(A) là số phức liên hợp của A và Conjg(C) là số phức liên hợp của C
  • Số phức liên hợp được nhập vào bằng cách nhấn phím OPTN => nhấn phím 2
Câu 34, Mã đề thi 101, Năm 2019

Cho số phức $z$ thỏa mãn $3(\bar{z}+i)-(2-i)z=3+10i$. Mô-đun của $z$ bằng

A. $3$

B. $5$

C. $\sqrt{5}$

D. $\sqrt{3}$

Bước 1 Biến đổi sơ cấp

$3(\bar{z}+i)-(2-i)z=3+10i \Leftrightarrow -(2-i)z+3 \bar{z}=3+10i-3i$

Bước 2 Gán $-(2-i)$ cho biến nhớ A, $3$ cho biến nhớ B, $3+10i-3i$  biến nhớ C

Bước 3 Nhập biểu thức $\dfrac{CConjg(A)-Conjg(C) B}{|A|^{2}-|B|^{2}}$ => nhấn phím =

Bước 4 Nhấn phím Abs => nhấn phím Ans => nhấn phím =

Vậy phương án C là đáp án

2 Ứng dụng trong Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia

Câu 18, Mã đề thi 101, Năm 2019

Gọi $z_1, z_2$ là hai nghiệm phức của phương trình $z^2-6z+10=0$. Giá trị của $z_1^2+z_2^2$ bằng

A. $16$

B. $56$

C. $20$

D. $26$

Bước 1 Chọn phương thức tính toán Equation/ Func

Bước 2 Giải phương trình $z^2-6z+10=0$

Bước 3 Lần lượt gán nghiệm $x_1= 3+i$ và $x_2=3-i$ vào biến nhớ A, B

Bước 4 Chọn phương thức tính toán Complex

Bước 5 Nhập biểu thức $A^2+B^2$ => nhấn phím =

Vậy phương án A là đáp án

Câu 24, Mã đề thi 101, Năm 2018

Tìm hai số thực $x$ và $y$ thỏa mãn $(2x-3yi)+(1-3i)=x+6i$ với $i$ là đơn vị ảo

A. $x=-1; y=-3$

B. $x=-1; y=-1$

C. $x=1; y=-1$

D. $x=1; y=-3$

Bước 1 Biến đổi sơ cấp

$(2x-3yi)+(1-3i)=x+6i \Leftrightarrow (2x-3yi)+(1-3i)-(x+6i)=0$

Bước 2 Nhập vế trái của phương trình $(2x-3yi)+(1-3i)-(x+6i)$

Bước 3 Nhấn phím CALC => nhập $x=-1$ => nhập $y=-3$

Vậy phương án A là đáp án

Câu 22, Mã đề thi 101, Năm 2017

Phương trình nào dưới đây nhận hai số phức $1+ \sqrt{2}i$ và $1- \sqrt{2}i$ làm nghiệm

A. $z^2+2z+3=0$

B. $z^2-2z-3=0$

C. $z^2-2z+3=0$

D. $z^2+2z-3=0$

Cách 1 Sử dụng định lý Viète

Bước 1 Nhập đa biểu thức $A+B:AB$

Bước 2 Nhấn phím CALC => nhập $A = 1+ \sqrt{2}i$ => nhập $B = 1- \sqrt{2}i$

Bước 3 Nhấn phím =

Vậy phương án C là đáp án

Cách 2 Giải phương trình

Bước 1 Chọn phương thức tính toán Equation/ Func

Bước 2 Giải phương trình $z^2+2z+3=0$

Suy ra phương án A không là đáp án

Bước 3 Giải phương trình $z^2-2z-3=0$

Suy ra phương án B không là đáp án

Bước 4 Giải phương trình $z^2-2z+3=0$

Vậy phương án C là đáp án

Cách 3 Sử dụng tính năng đa biểu thức và tính năng CALC

Bước 1 Nhập $x^2+2x+3:x^2-2x-3:x^2-2x+3:x^2+2x-3$

Bước 2 Nhấn phím CALC => nhập $x=A = 1+ \sqrt{2}i$

Bước 3 Nhấn phím =

Vậy phương án C là đáp án

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger
Post navigation
Newer posts
Previous Page1 Page2

Archives

  • Tháng mười một 2023
  • Tháng 9 2023
  • Tháng 3 2023
  • Tháng 2 2023
  • Tháng 1 2023
  • Tháng 12 2022
  • Tháng mười một 2022
  • Tháng 10 2022
  • Tháng 9 2022
  • Tháng 8 2022
  • Tháng 3 2022
  • Tháng 10 2021
  • Tháng 9 2021
  • Tháng 8 2021
  • Tháng 7 2021
  • Tháng 6 2021
  • Tháng 5 2021
Copyright © 2025 Nguyễn Minh Nhựt - Powered by KienNguyen9x
Offcanvas
Offcanvas

  • Lost your password ?