Skip to content
Nguyễn Minh Nhựt
  • GIỚI THIỆU
  • CHUYÊN MỤC
    • CASIO Fx-580 VNX
    • CASIO Fx-880 BTG
    • Toán học THCS
    • Toán học THPT
    • Kỳ thi THPT Quốc gia
    • Tổng hợp
  • SERIES
    • Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-580VN X
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X trong Kỳ thi THPT Quốc gia
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X vào chương trình Toán THCS
    • Ứng dụng máy tính Casio fx-580VN X vào chương trình Toán THPT
  • BLOG
  • SHOP
  • LIÊN HỆ
Nguyễn Minh Nhựt
  • Home » 
  • Tự do » 
  • Xét vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Xét vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng bằng máy tính CASIO fx-580VN X

By Nhut Nguyen Minh 0

Xin chào tất cả các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn xét vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng

Phương pháp Toán học thì đã có rất nhiều tài liệu hướng dẫn, mình không hướng dẫn lại

Phương pháp mà mình hướng dẫn ở đây chủ yếu dựa vào việc giải hệ ba phương trình ba ẩn tương ứng

Mục lục nội dung

Toggle
  • 1 Kiến thức Toán học
  • 2 Thủ thuật máy tính CASIO fx-580VN X
  • 3 Ví dụ minh họa
  • 4 Chú ý
    • 4.1 Phương trình đường thẳng không đưa được về dạng tổng quát
    • 4.2 Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
    • 4.3 Véc tơ chỉ phương của đường thẳng
  • 5 Tài liệu tham khảo

1 Kiến thức Toán học

Trong không gian $Oxyz$ cho đường thẳng $(d)$ và mặt phẳng $(P)$ có phương trình tổng quát lần lượt là

$\left\{\begin{array}{c} A_1x+B_1y+C_1z+D_1=0 \\ A_2x+B_2y+C_2z+D_2=0 \end{array}\right.$ và $A_3x+B_3y+C_3z+D_3=0$

Xét hệ ba phương trình ba ẩn $\left\{\begin{array}{c} A_1x+B_1y+C_1z+D_1=0 \\ A_2x+B_2y+C_2z+D_2=0 \\ A_3x+B_3y+C_3z+D_3=0 \end{array}\right.$

  • Hệ có vô số nghiệm thì $(d)$ nằm trên $(P)$
  • Hệ có một nghiệm thì $(d)$ cắt $(P)$
  • Hệ vô nghiệm thì $(d)$ song song $(P)$

2 Thủ thuật máy tính CASIO fx-580VN X

Bước 1 Giải hệ ba phương trình ba ẩn $\left\{\begin{array}{c} A_1x+B_1y+C_1z+D_1=0 \\ A_2x+B_2y+C_2z+D_2=0 \\ A_3x+B_3y+C_3z+D_3=0 \end{array}\right.$

Bước 2 Nếu máy tính thông báo

  • Infinite Solution thì $(d)$ nằm trên $(P)$
  • $(x; y; z)$ thì $(d)$ cắt $(P)$
  • No Solution thì $(d)$ song song $(P)$

3 Ví dụ minh họa

Ví dụ 3.1

Trong không gian $Oxyz$ cho đường thẳng $(d): \left\{\begin{array}{ccccc} x&=&-3&+&2t \\ y&=&-1&+&3t \\ z&=&1&+&2t \end{array}\right.$ và mặt phẳng $(P): 2x-2y+z+3=0$. Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

A. $(d)$ nằm trên $(P)$

B. $(d)$ cắt $(P)$

C. $(d)$ vuông góc $(P)$

D. $(d)$ song song $(P)$

Dễ thấy phương trình tổng quát của đường thẳng $(d): \left\{\begin{array}{ccccc} 3x&-&2y&=&-7 \\ 2x&-&2z&=&-8 \end{array}\right.$

Bước 1 Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{ccccccc} 3x&-&2y&+&0z&=&-7 \\ 2x&+&0y&-&2z&=&-8 \\ 2x&-&2y&+&1z&=&-3 \end{array}\right.$

Bước 2 Nhấn phím =

Vậy $(d)$ nằm trên $(P)$

Ví dụ 3.2

Trong không gian $Oxyz$ cho đường thẳng $(d): \left\{\begin{array}{CCCCC} x&=&1&-&2t \\ y&=&3t&-&1 \\ z&=&1&-&t \end{array}\right.$ và mặt phẳng $(P): 2x-3y+z-6=0$. Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

A. $(d)$ nằm trên $(P)$

B. $(d)$ cắt $(P)$

C. $(d)$ vuông góc $(P)$

D. $(d)$ song song $(P)$

Dễ thấy phương trình tổng quát của đường thẳng $(d): \left\{\begin{array}{ccccc} 3x&+&2y&=&1 \\ -x&+&2z&=&1 \end{array}\right.$

Bước 1 Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{ccccccc} 3x&+&2y&+&0z&=&1 \\ -1x&+&0y&+&2z&=&1 \\ 2x&-&3y&+ &1z&=&6\end{array}\right.$

Bước 2 Nhấn phím =

Suy ra $(d)$ cắt $(P)$

Bước 3 Tính tích có hướng của $\vec{u_d}=(-2, 3, -1)$ và $\vec{n_p}=(2, -3, 1)$

Vậy $(d)$ vuông góc $(P)$

Ví dụ 3.3

Trong không gian $Oxyz$ cho đường thẳng $(d):\dfrac{x+1}{1}=\dfrac{y}{-3}=\dfrac{z-5}{-1}$ và mặt phẳng $(P): 3x-3y+2z+6=0$. Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

A. $(d)$ nằm trên $(P)$

B. $(d)$ cắt $(P)$

C. $(d)$ vuông góc $(P)$

D. $(d)$ song song $(P)$

Dễ thấy phương trình tổng quát của đường thẳng $(d): \left\{\begin{array}{ccccc} 3x&+&y&=&-3 \\ x&+&z&=&4 \end{array} \right.$

Bước 1 Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{ccccccc} 3x&+&1y&+&0z&=&-3 \\ 1x&+&0y&+&1z&=&4 \\ 3x&-&3y&+ &2z&=&-6\end{array}\right.$

Bước 2 Nhấn phím =

Suy ra $(d)$ cắt $(P)$

Bước 3 Tính tích có hướng của $\vec{u_d}=(1, -3, -1)$ và $\vec{n_p}=(3, -3, 2)$

Vậy $(d)$ không vuông góc $(P)$

Ví dụ 3.4

Trong không gian $Oxyz$ cho đường thẳng $(d): \left\{\begin{array}{CCC} \dfrac{3}{2}y&=&\dfrac{3}{2} \\\\ -\dfrac{1}{2}x&=&0 \end{array} \right.$ và mặt phẳng $(P): 2x-y+2=0$. Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

A. $(d)$ nằm trên $(P)$

B. $(d)$ cắt $(P)$

C. $(d)$ vuông góc $(P)$

D. $(d)$ song song $(P)$

Bước 1 Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{ccccccc} 0x&+&\dfrac{3}{2}y&+&0z&=&\dfrac{3}{2} \\ -\dfrac{1}{2}x&+ &0y&+&0z&=&0 \\ 2x&-&1y&+&0z&=&-2 \end{array}\right.$

Bước 2 Nhấn phím =

Vậy $(d)$ song song $(P)$

4 Chú ý

4.1 Phương trình đường thẳng không đưa được về dạng tổng quát

Nếu phương trình đường thằng được cho dưới dạng tham số hoặc chính tắc thì bạn cần chuyển sang dạng tổng quát trước khi áp dụng thủ thuật

$\left\{\begin{array}{c} x=x_{0}+pt \\ y=y_{0}+qt \\ z=z_{0}+rt \end{array}\right. \Leftrightarrow \dfrac{x-x_{0}}{p}=\dfrac{y-y_{0}}{q}=\dfrac{z-z_{0}}{r} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{c} \dfrac{x-x_{0}}{p}=\dfrac{y-y_{0}}{q} \\ \dfrac{x-x_{0}}{p}=\dfrac{z-z_{0}}{r} \end{array}\right.$

Trường hợp không chuyển được vì $p.q.r=0$ thì sử dụng kiến thức Toán học bên dưới để giải quyết

Trong không gian $Oxyz$ cho đường thẳng $(d)$ đi qua điểm $A$ và có véctơ chỉ phương $\vec{u_d}$, mặt phẳng $(P)$ có véctơ pháp tuyến $\vec{n_p}$

Khi đó

  • $(d)$ nằm trên $(P)$ khi và chỉ khi $~$ $\left\{\begin{array}{c} \vec{u_d} \cdot \vec{n_p}=0 \\ A \in (P) \end{array}\right.$
  • $(d)$ cắt $(P)$ khi và chỉ khi $\vec{u_d} \cdot \vec{n_p} \neq 0$
  • $(d)$ song song $(P)$ khi và chỉ khi $\left\{\begin{array}{c} \vec{u_d} \cdot \vec{n_p}=0 \\ A \notin (P) \end{array}\right.$

4.2 Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Nếu $[\vec{u_d}, \vec{n_p}]=\vec{0}$ thì $(d)$ vuông góc $(P)$

4.3 Véc tơ chỉ phương của đường thẳng

Phương trình tổng quát của đường thẳng $(d)$ có một véc tơ chỉ phương là $\vec{u_d}=\left(\left|\begin{array}{cc}B_1&C_1 \\ B_2&C_2\end{array}\right|, \left|\begin{array}{cc}C_1&A_1 \\ C_2&A_2\end{array}\right|, \left|\begin{array}{cc}A_1&B_1 \\ A_2&B_2\end{array}\right|\right)$

5 Tài liệu tham khảo

Lê Hoàng Mai, Sử dụng định lý Kronecker-Capelli giải bài toán về vị trí tương đối của hình học giải tích trong không gian, Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp, Năm 2021

Hãy chia sẽ nếu thấy hữu ích …
  • Facebook
  • Pinterest
  • Telegram
  • Messenger
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS

Related Posts

Categories Tự do  Đề thi Xét vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT Năm 2023

Categories Tự do Xét vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng bằng máy tính CASIO fx-580VN X

Galaxy S25: Sở hữu ngay với khuyến mãi cực hot!

Categories Tự do Xét vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng bằng máy tính CASIO fx-580VN X

300 Câu hỏi – Đáp án Trắc nghiệm Tin học / Chứng chỉ CNTT

Leave a Comment Hủy

Archives

  • Tháng mười một 2023
  • Tháng 9 2023
  • Tháng 3 2023
  • Tháng 2 2023
  • Tháng 1 2023
  • Tháng 12 2022
  • Tháng mười một 2022
  • Tháng 10 2022
  • Tháng 9 2022
  • Tháng 8 2022
  • Tháng 3 2022
  • Tháng 10 2021
  • Tháng 9 2021
  • Tháng 8 2021
  • Tháng 7 2021
  • Tháng 6 2021
  • Tháng 5 2021
Copyright © 2025 Nguyễn Minh Nhựt - Powered by KienNguyen9x
Offcanvas
Offcanvas

  • Lost your password ?